Theo National Interest, Lực lượng không quân Mỹ đặt ưu tiên hàng đầu là sản xuất nhiều F-35 nhằm tăng tỷ lệ máy bay thế hệ năm trong hạm đội máy bay chiến đấu, đồng thời tiếp tục phát triển các công nghệ thế hệ thứ 6 nhằm duy trì ưu thế vượt trội trong tương lai.
Bộ trưởng Không quân Heather Wilson trả lời phóng viên Valerie Insinna của Defense News trong cuộc phỏng vấn ngày 05.09.2018 cho biết: "Tỷ lệ máy bay của không quân Mỹ hiện nay là thế hệ thứ 4 chiếm 80% và thế hệ thứ 5 chiếm 20%". "Trong bất kỳ cuộc chiến nào, khi được yêu cầu lên kế hoạch tác chiến, máy bay chiến đấu thế hệ 5 tạo ra sự khác biệt lớn và không quân cho rằng, để có được tỷ lệ 50/50 có nghĩa là không mua sắm máy bay thế hệ thứ 4 mới và tiếp tục tăng cường sản xuất thế hệ thứ 5".
Điều đó có nghĩa là, hiện đại hóa F-22 và khởi động lại quá trình sản xuất sản phẩm mới "không phải là vấn đề mà không quân quan tâm", ông Wilson cho biết.
Tuyên bố này hoàn toàn không gây bất ngờ. Lực lượng Không quân Mỹ phản đối mạnh mẽ mọi nỗ lực hiện đại hóa sâu các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 mới F-16 và F-15 của Lockheed Martin. Bộ tư lệnh lực lương Không quân Mỹ cho rằng, những chiếc máy bay thế hệ thứ 4 hiện đại hóa sâu sẽ không có hiệu quả trong các cuộc chiến những thập kỷ tới.
Mặc dù các máy bay F-15 và F-16 đều có thể sử dụng vũ khí tàng hình để tấn công các mục tiêu cố định bên trong không phận đối phương, nhưng tính năng phi tàng hình khiến các máy bay thế hệ thứ 4 không thể sống sót được trong khu vực được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không tiên tiến của đối phương như S-400 do Nga sản xuất và HQ-9 của Trung Quốc.
Việc hồi sinh dây chuyền sản xuất F-22 Raptor và hiện đại hóa các máy bay cũ hơn, bản thống kê nghiên cứu của lực lượng Không quân theo yêu cầu của Thượng viện Mỹ cho thấy: việc khởi động lại dây chuyền sản xuất rất tốn kém và mất nhiều thời gian. "Khôi phục các dây chuyền sản xuất, tái thiết lập và tái tích hợp mạng lưới các doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp, mua sắm nguyên liệu then chốt, khôi phục và đào tạo lại lực lượng lao động sản xuất để có tay nghề, thiết kế lại các hệ thống thứ cấp, chi phí của chính phủ". Lực lượng Không quân Mỹ nêu rõ những trở ngại tài chính trong báo cáo nghiên cứu tái lập sản xuất.
“Những chi phí khởi động lại dây chuyền sản xuất có thể dao động trong khoảng từ 7 đến 12 tỷ USD tính theo thời giá cơ bản của năm 2016. Dự chi mua sắm máy bay có thể dao động từ 206 đến 216 triệu USD/chiếc cho 194 chiếc cho năm Tài chính (FY) 2025-2034 ... Kế hoạch đặt mua 194 chiếc, tổng dự kiến ước tính là khoảng giữa 40 tỷ và 42 tỷ USD. Nếu tính chi phí hiện đại hóa và dự chi khởi động lại dây chuyền sản xuất là 9,869 triệu USD cho mỗi máy bay, tổng chi phí khởi động lại chương trình hiện đại hóa và sản xuất mới cho mỗi chiếc F-22 phải chịu là 50,306 triệu USD".
Không quân Mỹ cũng cho biết, giả thiết rằng việc sản xuất Raptor có thể được khởi động lại, máy bay luôn bị đối mặt với những thách thức do Nga và Trung Quốc đặt ra nhằm triệt hạ ưu thế thống trị của không quân của Mỹ. "Thời gian liên quan đến khởi động sản xuất máy bay F-22 thì những chiếc máy bay F-22 cải tiến sâu và những máy bay mới bắt đầu được đưa vào biên chế giữa những năm 2020". "Trong khi những F-22 Raptor tiếp tục là phương tiện tác chiến ưu việt hàng đầu chống lại mối đe dọa hiện tại, việc giao sản phẩm mới bắt đầu tại thời điểm mà những tính năng ưu việt của F-22 sẽ bị triệt tiêu bởi những tiến bộ công nghệ đến năm 2030 và giai đoạn sau này".
Theo bản báo cáo của Không quân Mỹ, việc khởi động lại dây chuyền sản xuất F-22 cạnh tranh với nỗ lực phát triển thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo của Không quân (PCA) kế thừa Raptor. “Khởi động lại tiến trình sản xuất F-22 cũng sẽ cạnh tranh trực tiếp với những nguồn lực cần thiết để đào tạo Chỉ huy tham mưu tác chiến của lực lượng Không quân, được lên kế hoạch trong chương trình Chiếm ưu thế trên không (2030) của Không quân (AS 2030), đào tạo Liên kết phối hợp các nhóm tác chiến đường không (ECCT) trong kế hoạch bay chiến đấu. Mục đích của các chương trình đào tạo này là cung cấp những kỹ chiến thuật thiết yếu để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, khả năng sống còn và tiêu diệt kẻ thù trong điều kiện tình huống phức tạp và phát triển nhanh các mối đe dọa của môi trường chống truy cập/ngăn chặn xâm nhập (A2 / AD)”.
Không quân Mỹ dành một khoản ngân sách gần một tỷ USD nhằm nghiên cứu hệ thống các máy bay kế thừa F-22 và Boeing F-15C Eagle. Không quân hiện đang phân tích phương án thay thế (AOA) một thế hệ máy bay chiến đấu mới chiếm ưu thế trên không (NGAD). Những máy bay chiến đấu có khả năng thâm nhập cao và phản công nhanh (Penetrating Counter Air - PCA ) sẽ là "thành phần cơ bản đường không" của một "hệ thống tiên tiến" giành ưu thế trên không trong tương lai.
Nhưng hệ thống tiên tiến giành ưu thế trên không không chỉ là các máy bay chiến đấu PCA mà gồm căn cứ và hậu cần, hệ thống thông tin liên lạc, tình báo, giám sát và trinh sát (ISR), chỉ huy và kiểm soát, cũng như các hệ thống cơ bản và vũ khí trang bị - hiện tại và tương lai. Đối với Không quân, giành ưu thế trên không khí có khả năng sẽ vượt ra ngoài phạm vi hành động tác chiến vật lý để bao gồm các hiệu ứng phi động học như tác chiến điện tử và chiến tranh không gian mạng.
Gần đây, Nga, Trung Quốc và các đối thủ tiềm năng khác đã nâng cao khả năng phòng không, không quân và thách thức vị thế thống trị đường không của Mỹ. Không quân Mỹ phải phát triển một máy bay chiến đấu đa nhiệm mới, đáp ứng những yêu cầu của chiến tranh hiện đại để duy trì ưu thế quân sự. "Những kẻ thù tiềm năng của Mỹ đã phát triển mạnh vũ khí phòng thủ và khả năng cơ động. Mỹ cũng có những tiến bộ lớn, về cơ bản đã thay đổi cách không quân Mỹ tiến hành các hoạt động không chiến trong tương lai", đại tá Tom Coglitore, chỉ huy trưởng nhóm Chiếm ưu thế trên không của Cơ quan tham mưu tác chiến đường không trong cuộc phỏng vấn với National Interest cho biết.