Cụ thể, ông Hoàng Hải cho biết, Chính phủ đã có chỉ đạo rất rõ ràng là thắt chặt quản lý mua sắm tài sản công. Đối với vốn ODA, Bộ Tài chính xác định, đây là vốn vay để đầu tư các công trình thiết yếu, trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội, chứ không phải nguồn tiền tập trung phục vụ cho việc mua sắm.
Đồng thời, Chính phủ đã yêu cầu không sử dụng vốn vay ODA để mua sắm ô tô, trừ các trường hợp cần thiết, như dự án y tế cần mua xe chuyên dụng để xử lý dịch bệnh. Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ phê duyệt cho phép để mua xe phục vụ cho vùng dịch của bà con.
Vì vậy, việc dự án mua sắm ô tô công thông thường là không được phép, thực tế, một số dự án có yêu cầu mua xe nhưng Bộ Tài chính luôn từ chối.
Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây (2005- 2015), tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết vào khoảng 45 tỷ USD, trong đó, nguồn ODA dành cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực như: hỗ trợ cân đối tài chính vĩ mô; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội; phát triển y tế, giáo dục và đào tạo; phát triển nông nghiệp kết hợp xóa đói, giảm nghèo...
Dự kiến đến tháng 7/ 2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2- 3,5%.
Khi đó, áp lực trả nợ vay nước ngoài sẽ lớn hơn, các khoản vay mới cũng ít ưu đãi hơn, chịu lãi suất cao hơn... Do đó, vấn đề đặt ra cấp thiết là nguồn vốn ODA cần được sử dụng một cách chiến lược hơn và cẩn trọng hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và huy động các nguồn vốn tư nhân bổ sung cho các nguồn lực công.
Dự kiến đến tháng 7/ 2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2- 3,5%.
Khi đó, áp lực trả nợ vay nước ngoài sẽ lớn hơn, các khoản vay mới cũng ít ưu đãi hơn, chịu lãi suất cao hơn... Do đó, vấn đề đặt ra cấp thiết là nguồn vốn ODA cần được sử dụng một cách chiến lược hơn và cẩn trọng hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và huy động các nguồn vốn tư nhân bổ sung cho các nguồn lực công.