Dự án siêu đắt đỏ F-35 rơi vào vòng xoáy công kích từ nhiều hướng. Dường như chiến đấu cơ bị đưa vào tầm ngắm của tất cả các nhà phê bình có tâm lý tẩy chay. Nhưng F-35 hoàn toàn mạnh mẽ, năng lực tác chiến cao và công nghệ tiên tiến hoàn hảo.
Phải chăng F-35 bay không ổn định!
Bị lạc hướng không rõ nguyên nhân bởi những đánh giá sai lệch về vẻ đẹp cũng như độ chính xác của cấu trúc chiếc chiến đấu cơ tiên tiến, cộng đồng thế giới không cần căn cứ đã giáng cho F-35 án tử. Trích dẫn từ những nguồn không chính thống và ý kiến của “các tướng lĩnh không quân Úc” các chuyên gia hàng không quân sự đã hoàn toàn không quan tâm đến những ý kiến nhận định của nhà sản xuất "Lockheed Martin".
Thế giới những người yêu thích máy bay chiến đấu nên xem các báo cáo chính thức về dự án F-35, công bố ngày 23.04.2015. Các bước phát triển của chương trình. Những sự kiện chủ chốt của những tháng qua. Sự kiện và số liệu.
Những thông số thực tế đã đặt dấu hỏi cho các luận điểm về những khiếm khuyết và những vấn đề công nghệ không có lời giải, liên quan đến việc đưa mẫu máy bay siêu hiện đại vào khai thác sử dụng.
Theo thống kê, đến tháng 4.2015, tổng giờ bay của phi đoàn F-35 đạt 30,000 giờ. Số lượng phi công thử nghiệm trên F-35 của lực lượng không quân là 200. Trong 8 năm khai thác thử nghiệm chưa 1 máy bay nào bị tai nạn và phá hủy. Những thử nghiệm của "Lightning" được tiến hành trong điều kiện còn rất xa của một thao trường lý tưởng, bao gồm các yếu tố như cất cánh từ tàu sân bay, tiếp dầu trên không, cất cánh thẳng đứng, hạ cánh thẳng đứng xuống tàu đổ bộ trong điều kiện ban ngày và ban đêm
Thực tế khai thác sử dụng cho thấy đây là chiến đấu cơ có độ tin cậy cao, ngược hẳn với những nhận định của các chuyên gia ác ý cho rằng, máy bay không có khả năng bay trong điều kiện tối trời và thời tiết xấu.
Từ thời điểm bắt đầu sản xuất dây chuyền, đến nay trong biên chế của Lầu Năm Góc đã có 120 tiêm kích F-35 ba phiên bản nâng cấp. Số lượng máy bay đã sản xuất vào cuối tháng 4.2015 lên đến 140 chiếc, bao gồm 20 chiếc thử nghiệm tại chỗ, nằm trong tài sản trực tiếp của "Lockheed Martin".
Những sự kiện trong năm 2015
23.02 - Israel đã đặt hàng thêm mười bốn chiếc F-35.
16.03 - tại phi trường nhà máy sản xuất máy bay ở Cameri (Italy) được tổ chức triển khai bay thử chiếc F-35A đầu tiên của Không quân.
19.03 – Tại căn cứ không quân Luke đã khai trương trung tâm đào tạo phi công F-35.
20.03 – một phi công người Úc đầu tiên được phép bay thử nghiệm trên F-35.
26.03 – Tại căn cứ không quân Edwards hoàn thành thử nghiệm tiếp nhiên liệu F-35A trên không.
29.03 – Tại căn cứ không quân Eglin đã thử nghiệm thành công F-35B trong buồng khí hậu (-40 đến +50 ° C.).
31.04 — Phi công không đoàn 56 căn cứ không quân Luke thực hiện chuyến bay thứ 1000 trên F-35.
13.04 - "Cất cánh thẳng đứng" F-35B đã tham gia vào một chương trình triển lãm hàng không tại căn cứ không quân Beaufort.
15.04 - Hai máy bay chiến đấu F-35C đến căn cứ Không quân Hải quân Lemoore để các phi công và nhân viên kỹ thuật của căn cứ làm quen với máy bay chiến đấu.
16.04 - Tại nhà máy Fort Worth bắt đầu lắp F-35A thứ nhất (AM-1) cho Không quân Na Uy.
17.04 - Mười chiếc F-35 tạm thời chuyển giao cho căn cứ không quân Nellis để các thành viên căn cứ (phi công và nhân viên kỹ thuật) làm quen với phương tiện kỹ thuật chiến đấu mới.
Theo dữ liệu được tính đến tháng 4.2015, tổng số các máy bay đặt hàng theo chương trình F-35 lên đến 2243 máy bay tiêm kích dành cho lực lượng không quân, không quân hải quân và lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, trong số đó có 353 máy bay (15%) có khả năng cất cánh thẳng đứng. Đại đa số các máy bay được đặt hàng là các máy bay đã được nâng cấp sâu phiên bản F-35A, với 8 tấn nhiên liệu, súng không chiến tự động và cất cánh từ sân bay.
Các hợp đồng xuất khẩu nước ngoài bao gồm 697 máy bay tiêm kích dành cho không quân và không quân hải quân Anh, không quân Ý, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy, Israel, Đan Mạch, Canada, Australia, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Hệ thống lắp ráp với số lượng cực kỳ lớn đến hàng ngàn máy bay, được triển khai theo các quy luật kinh tế nhằm giảm thiểu triệt để chi phí sản xuất với F-35. Không một hệ thống sản xuất các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và 5 hiện nay có cơ hội cạnh tranh về giá với các máy bay "Lightning 2". Các đối thủ cạnh tranh sẽ phải tìm cách khác để thu hút khách hàng.
Tại thời điểm này, nhà máy Fort Worth ( bangTexas) đã hoàn thành việc xây dựng 1,5 km dây chuyền lắp ráp máy bay, công suất hàng năm sẽ là khoảng 300 “Lightning”. Để sản xuất hàng loạt theo chương trình F-35 sẽ cần đến khoảng 12000 nhà thầu phụ, đảm bảo khoảng 129 nghìn việc làm trong 45 bang của Mỹ.
Những điều không biết trong vấn đề đã biết
Với những nguồn thông tin thiếu hiểu biết, thêm vào đó là các chuyên gia có thành kiến, hầu như tất cả mọi người, quan tâm đến F-35 đều cho rằng người Mỹ đã lao vào một cuộc phiên lưu điên rồ. Chiếc máy bay tiêm kích F-35 khó bay ổn định trên không. Ngay lập tức, truyền thống quốc tế ồn ào cho rằng F-35 không thể cạnh tranh với các phiên bản tiêm kích truyền thống khác như Su-35 hoặc các máy bay phương Tây, bao gồm cả F-15.
Theo các video nghiên cứu của "Lockheed Martin", máy bay tiêm kích F-35 có khả năng giữ được điều khiển ngay cả khi góc tấn công đạt đến 110 độ. Có nghĩa là khi thực hiện chế độ bay siêu cao cấp, F-35 có khả năng bay “đuôi phía trước” và luôn dễ dàng quay trở lại trạng thái ban đầu. Được gọi là “Lightning” vụng về nhưng thực tế nó là máy bay thuộc lớp cơ động nhất thế giới. Về tính năng siêu cơ động F-35 đã được tính vào hàng ngũ siêu cơ đông. Đối thủ cạnh tranh duy nhất của Mỹ là các phiên bản Su, được lắp đặt động cơ máy bay với động lực đẩy vec tơ. Nếu so sánh thêm hệ thống điều khiển, thông tin liên lạc đa phương tiện, cạnh tranh duy nhất có thể chỉ là PAK - FA T-50. Xuất hiện một câu hỏi logic, tại sao một chiếc máy bay thân dầy với đôi cánh ngắn, được trang bị duy nhất một động cơ không có lực đẩy vec tơ lại có thể có được tính năng siêu cơ động? Giải thích thực sự đơn giản:
Thứ nhất: Lực đẩy! Động cơ "Pratt & Whitney" F135 cho lực đẩy rất mạnh, mạnh hơn nhiều so với hai động cơ trên MiG – 29 và F/A-18 "Hornet" và tương đương có chút nhỉnh hơn với lực đẩy của 2 động cơ Su - 27. Chính vì vậy “Lightning-2” rất tự tin bay vào những góc tấn công siêu cơ động và thực hiện những đường bay phức tạp dựa trên lực đẩy mạnh mẽ của động cơ.
Thử nghiệm động cơ phản lực cực mạnh của F-35
Mỗi thế hệ mới của máy bay chiến đấu đều dẫn đến việc tạo ra các động cơ mới, có hiệu quả kinh tế hơn, lực đẩy mạnh hơn. Tiến trình phát triển theo cấp số nhân. Động cơ "Klimov RD-33" (động cơ MiG-29) có lực đẩy cao hơn 10 lần so với động cơ máy bay phản lực "Messerschmitt" của Đức thời kỳ chiến tranh. Món đồ chơi mới của "Pratt & Whitney" "đốt cháy" với lực đẩy mạnh hơn rất nhiều lần các máy bay thế hệ trước đó (13 tấn lực đẩy không cần động cơ tăng tốc !). Động cơ "giai đoạn hai" của PAK - FA hứa hẹn sẽ lập kỷ lục mới. Lực đẩy nào sẽ được lắp đặt trên các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 - khó mà có thể hình dung được.
Thứ hai: Một trong những yếu tố khiến F-35 có được tính năng siêu cơ động là khả năng dấu vũ khí trong thân máy bay. Không có những giá treo vũ khí nặng nề, thân dạng khí động học của máy bay cho phép giảm sức cản không khí, linh hoạt hơn và gia tăng được khả năng nâng của những dòng khí chạy dọc thân.
Bố trí bom và tên lửa dọc theo trục tâm máy bay, gần với trọng tâm cho phép giảm mô men quán tính và gia tăng vận tốc góc quay quanh trục thân. Ở vận tốc cận âm, “Lightning-2” có thể thực hiện động tác “lăn thùng” trong 1 giây, thoát khỏi đòn tấn công của đối phương khi máy bay địch đã bám đuôi công kích. Khả năng thực hiện các kỹ năng bay siêu cấp còn được đảm bảo bởi đôi cánh ngắn của nó F-35.
Bên trong khoang chứa vũ khí có: 4 tên lửa Không đối không hoặc 2 quả bom có khối lượng đến 900 kg. Đủ để giải quyết hầu hết các nhiệm vụ trong chiến đấu hiện đại. Máy bay được trang bị tổ hợp dẫn đường – chỉ thị mục tiêu trên mặt đất, thay thế cho tổ hợp được treo trên cánh của các máy bay thế hệ 4. 8 tấn dầu trong các thùng dầu bên trong thân máy bay, “Lightning” không cần sử dụng thùng dầu phụ.
Phân bổ vũ khí và thùng dầu phụ trên máy bay “Rafale” của Pháp. Trong điều kiện chiến đấu thực tế, máy bay nhìn từ phía bên ngoài công kềnh hơn và nặng nề hơn so với những máy bay được sử dụng trong các triển lãm hàng không.
Những kỹ sư thiết kế chú chim sắt này hiểu biết rất sâu sắc về khí động lực học và kỹ thuật hàng không quân sự, phần chi tiết có thể tìm thấy trong các bài viết của tiến sĩ P.V. Bulat, chuyên gia trong lĩnh vực khí động lực học. Bản chất của vấn đề được diễn dải: “Trên các máy bay tiêm kích thế hệ 4 đã sử dụng nhiều giải pháp hoàn thiện mô hình khí động lực học, làm tăng hiệu quả khí động lực trong một dải các tốc độ Mach và góc tấn công như phần gồ lớn ở cuối cánh, các cánh mũi nhỏ, gờ ở cạnh trước của cánh". So sánh với Su hoặc Rafale, tiêm kích mới của Mỹ có vẻ rất đặc biệt, cánh hình thang với tỷ lệ kéo dài đầu cánh nhỏ, liên kết cứng với thân máy bay được chế tạo theo công nghệ “stealth”. Nhưng động lực xoay của nó lại tương tự như các máy bay chiến đấu thế hệ trước ở tốc độ cận âm.
Bằng cách nào người Mỹ đạt được điều này?
Các kỹ sư thiết kế "Lockheed" đã sử dụng hết những thành tựu của khí động lực học hiện đại, cho phép làm được những gì mà rõ ràng, dường như không thể thực hiện thêm 1 cải tiến nào nữa. Thân máy bay F-35 đã được tính toán đến từng micron để có được hiệu quả cao nhất. Tất cả các chi tiết trên máy bay đều được tính toán chi tiết để tạo ra hiệu quả tối ưu nhất, các cạnh lườn bên sườn máy bay, các cạnh bên tạo ra các luồng khí động lực nâng và ổn định máy bay ở cấp độ cao nhất, đảm bảo hiệu quả tối ưu của cánh đuôi giữ ổn định khi máy bay bay ở chế độ góc tấn công siêu cơ động. Những thiết kế này cũng được sử dụng trên máy bay PAK – FA.
F-35 có rất nhiều những bí mật công nghệ, thường không được chú ý lắm của những người có thói quen phê phán các thiết kế thiếu sức thuyết phục trong cấu trúc khí động học của máy bay tiêm kích công nghệ “stealth”.
Ví dụ, máy bay có mũi nhỏ. Điều đó có nghĩa là máy bay sử dụng radar chủ động mảng pha, có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều lần so với các radar mảng pha thụ động. Điều này khiến cho tiêm kích có thể quay nhanh quanh trục ngang quán tính của nó (tốc độ vào vòng ngược lên trên hoặc bổ nhào xuống dưới) kiểu bay năng động như của MiG 17 trong chiến tranh Việt Nam.
So sánh mũi máy bay giưa F-35 và Su-27 cho thấy mũi máy bay F-35 ngắn hơn hẳn so với Su-27 nếu tính tỷ lệ thân máy bay.
Tương tự như các máy bay tiêm kích hiện đại, F-35 có bố cục tích hợp các bộ phận tốt nhất nhằm khiến các bộ phận gần như liền một khối, khi lực đẩy cất cánh chủ yếu dựa vào ống phụt phản lực. Giới hạn vượt tải tối đa của thân máy bay đạt chuẩn 9g tương tự như Su hoặc MiG. Giới hạn 7g là giới hạn của máy bay F-35 cất cánh thẳng đứng, được xuất xưởng với số lượng ít ỏi, chủ yếu để phục vụ lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ trên các tàu đổ bộ. Còn không quân vẫn sử dụng các loại máy bay cất cánh thông thường.
Kết luận
Trong các nhận xét, đánh giá khách quan về khí động học và tính năng kỹ thuật bay (lĩnh vực mà các chuyên gia bới móc các điểm yếu của F-35), xét từ góc độ thiết kế tiên tiến hầu như không có một điểm phi hoàn thiện nào. Về vũ khí, trang thiết bị điện tử truyền thông, F-35 vượt trội tất cả các máy bay tiêm kích hiện có khác trên thế giới. Hơn thế nữa, người Mỹ đi đầu trong lĩnh vực công nghệ tàng hình “stealth” và hiểu rất rõ qua kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam, thế nào là cận chiến trên không. Chính vì vây, F-35 không bao giờ là món quà dễ kiếm trong cận chiến với bất cứ máy bay tiêm kích nào trên thế giới. Ngược lại, với công nghệ radar, số lượng vũ khí khá lớn trong khoang, khả năng siêu cơ động, F-35 dễ dàng chiếm được ưu thế bầu trời trong mọi loại hình chiến thuật. Kết quả cuối cùng chỉ phụ thuộc vào trình độ bay của phi công.
Có thể nói, F-35, PAK-FA là những điển hình tiêu biểu của máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5, cơ sở căn bản để phát triển tiếp theo các phiên bản hiện đại hóa mới dựa trên công nghệ siêu cơ động và tàng hình. Rất khó để chứng kiến sự đối đầu hai dòng tiêm kích đáng sợ này, nhưng ở những chiến trường mà lực lượng không quân yếu hơn như châu Á, Trung Đông. F-35 thực tế là sức mạnh thống trị bầu trời mà những nước liên minh của Mỹ sẽ có được trong tương lai không xa.
Theo: QPAN