|
Ảnh: SCMP |
Madan Oberoi, giám đốc điều hành công nghệ và đổi mới của Interpol, nói với Reuters rằng:
“Một số tội phạm có thể sử dụng phương tiện mạng để đưa các chiêu trò lừa đảo của chúng lên một cấp độ mới,” ông nói.
Thực tế ảo cũng có thể là một công cụ đắc lực cho tội phạm trong thế giới thực, Oberoi nhận định.
Ông Oreboi chia sẻ: “Nếu nhóm khủng bố muốn tấn công một địa điểm, chúng hoàn toàn có thể sử dụng thực tế ảo để dừng lại không gian này sau đó lập kế hoạch, mô phỏng và khởi động các cuộc tập trận trước khi hành động."
Đầu tháng này, cơ quan thực thi pháp luật của Liên minh châu Âu Europol cho biết trong một báo cáo rằng các nhóm khủng bố trong tương lai có thể sử dụng thế giới ảo để tuyên truyền, tuyển dụng và đào tạo. Người dùng cũng có thể tạo ra thế giới ảo với "các quy tắc cực đoan", báo cáo cho biết.
Nếu môi trường metaverse ghi lại các tương tác của người dùng trên blockchain, thì “điều này khiến kẻ xấu có thể lấy hết thông tin quan trọng của người dùng chỉ bằng một lần tương tác”, Europol cho biết.
Metaverse đã trở thành một từ thông dụng trong ngành công nghệ vào năm 2021. Vào thời điểm đó các công ty và nhà đầu tư tin rằng môi trường thế giới ảo sẽ ngày càng phổ biến và đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của internet. Facebook thông báo họ sẽ đổi tên thành Meta vào tháng 10 năm 2021 để đánh dấu sự chuyển hướng của mình đối với công nghệ này.
Nhưng cho đến nay, tầm nhìn này vẫn chưa có mấy dấu hiệu thành hiện thực. Giá trị cổ phiếu của Meta sụt giảm vào thứ năm khi các nhà đầu tư bày tỏ sự hoài nghi về việc chi tiêu quá tay của công ty vào các hoạt động metaverse. Doanh số bán tài sản dựa trên blockchain đại diện cho đất ảo và các tài sản kỹ thuật số khác cũng đã giảm mạnh sau một thời gian tăng trưởng điên cuồng vào năm ngoái.
Theo SCMP