Ông Juan Guaidó nói hôm thứ Sáu rằng, các vấn đề thuộc viễn thông Venezuela là do “vận hành kém cỏi nguồn tài nguyên và tiền bạc của nhà nước”. Một ngày trước đó, Maduro nói rằng ông muốn đầu tư chung với Huawei và các công ty Trung Quốc và Nga để cải thiện cơ sở hạ tầng.
Nhưng ông Maduro không cung cấp chi tiết làm cách nào một dự án như vậy có thể sẽ hoạt động ở một quốc gia bị kìm kẹp bởi siêu lạm phát và thiếu hụt hàng hóa cơ bản.
Nicolas Maduro trao tặng ông Tập Cận Bình một dải băng danh dự Venezuela trong chuyến thăm chính thức tới Dinh Tổng thống Miraflores ở Caracas vào ngày 20/7/2014. (Ảnh: Sandtonchronicle)
|
Mặc dù đối mặt với tình trạng cô lập quốc tế và ít được chấp nhận tính hợp pháp, ông Maduro vẫn giữ chặt các đòn bẩy quyền lực với sự giúp đỡ của các lực lượng quân sự vẫn trung thành, đồng thời nhận được hỗ trợ từ các đồng minh bao gồm Trung Quốc và Nga, theo Bloomberg.
Hoa Kỳ đang thu hẹp sức ảnh hưởng của Huawei trên nhiều phương diện, sau khi Tổng thống Trump ký một sắc lệnh đã khiến Huawei “chao đảo”. (Ảnh: Ink Drop)
|
Hoa Kỳ gọi Huawei là mối đe dọa với an ninh quốc gia và đã đưa công ty này vào danh sách đen nhằm ngăn chặn hiệu quả các công ty Mỹ bán chip máy tính và các thành phần khác mà không có sự chấp thuận của chính phủ.
Sắc lệnh kiểm soát xuất khẩu Huawei của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra phản ứng dây chuyền trên thế giới, bắt đầu là các nhà sản xuất chip của Hoa Kỳ, Google, và Infineon Technologies của Đức.
Tập đoàn Panasonic Nhật Bản hôm thứ Năm (23/5) cho biết, họ đã ngừng cung cấp một số linh kiện nhất định cho Huawei vì để tuân thủ các yêu cầu kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Công ty Flex chi nhánh Singapore, có trụ sở chính tại Thung lũng Silicon và đã tham gia sàn chứng khoán Nasdaq, nói với các nhân viên vào thứ Năm (23/5) rằng họ cần phải tạm dừng sản xuất điện thoại cho Huawei.