Từ mẫu flagship đầy hứa hẹn... trên lý thuyết
Cuộc khủng hoảng bắt đầu bủa vây HTC từ 2 năm trước. Doanh thu liên tục sụt giảm khiến giá cổ phiếu lao dốc (30% trong năm qua). Gã khổng lồ công nghệ Đài Loan phải nhượng lại bằng sáng chế và nhân sự cho Google với giá 1 tỷ USD và cắt giảm 25% nhân lực trên toàn cầu.
Trong báo cáo tài chính gần đây nhất, HTC cho biết doanh thu của công ty đã sụt giảm tới 68%. Năm 2017, doanh thu toàn cầu của HTC khoảng 226 triệu USD và tính tới tháng 5 năm nay là 72 triệu USD.
HTC từng là công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất smartphone, giữ vị trí vững chắc với 10% thị phần smartphone toàn cầu (theo ước tính của Trend Force). Nhưng hiện nay, khi nhắc tới thương hiệu HTC, chúng ta thường tự hỏi: "HTC giờ đây còn lại gì?"
HTC U12+. Ảnh: Gizmodo
|
Chắc chắn, ban lãnh đạo HTC đã đủ tỉnh táo để tách riêng bộ phận sản xuất kính Vive VR đầy hứa hẹn thành 1 công ty riêng. Nhưng trong thời gian qua, thứ khiến chúng ta nhớ tới HTC là mẫu smartphone blockchain còn chưa ra mắt và HTC 12+.
Tôi từng có suy nghĩ khá lạc quan về số phận của HTC qua những phản hồi tích cực của giới công nghệ về HTC U12+. Năm 2017, U11+ là một trong những mẫu smartphone đầu tiên sở hữu camera có khả năng cảm nhận độ sâu nhưng không được đánh giá cao như iPhone hay flagship của Samsung.
Cuối cùng thì tới năm nay, HTC đã tìm ra cách để khiến chúng ta phải chú ý với một mẫu smartphone không phím vật lý, công nghệ Edge Sense 2 với cảm biến lực bố trí dọc viền máy khiến HTC U12+ trở nên khác biệt với phần còn lại của thị trường.
Tới chiếc smartphone 800 USD chưa thể khiến bạn hài lòng
Ban đầu, cụm phím giả đã thực sự khiến tôi thích thú. Bạn chỉ cần siết viền U12+ là đủ để "triệu hồi" trợ lý ảo Google Assistant, nhấn đúp đề thay cho phím Back, siết và giữ một chút để khóa tính năng quay màn hình. Hệ thống cung cấp khả năng tùy biến vô hạn, cho phép gán tác vụ tùy thích.
Thật đáng tiếc, HTC quên cải tiến độ nhạy của cảm biến lực. Bởi vậy khi đặt độ ở mức quá thấp thì việc kích hoạt các nút bấm này thực sự là cực hình. HTC 12+ có thân kim loại nguyên khối và siết viền điện thoại nhiều không khác gì tra tấn ngón tay.
Cụm phím giả bố trí trên viền của HTC U12+. Ảnh: Gizmodo
|
Điểm yếu lớn nhất là hai phím nguồn và âm lượng. Khác phím Home với Touch ID trên các mẫu iPhone cũ, cụm phím giả của U12+ không thể đánh lừa cảm giác của bạn. Khi nhấn, chúng sẽ rung lên nhưng không đem tới cảm giác của những phím bấm vật lý bởi chúng chỉ là những gờ kim loại hơi nhô lên một chút trên viền máy, với cảm biến đặt bên dưới.
Nhìn chung về thiết kế, U12+ có một mặt lưng cong và trong suốt tuyệt đẹp, chắc chắn sẽ tốt hơn nếu tất cả phím bấm của U12+ không phải phím giả. Nhưng trong 1 thế giới mà tất cả các nhà sản xuất smartphone đều chạy theo xu hướng khai tử tất cả chi tiết trên máy, ngoại trừ màn hình và camera. Đây có lẽ là nước đi táo bạo của HTC để hiện thực hóa giấc mơ về chiếc điện thoại tương tác hoàn toàn bằng thao tác chạm.
Nội thất bên trong có thể nhìn thấy qua mặt lưng trong suốt của U12+. Ảnh: Gizmodo
|
Bên trong HTC 12+ là chip xử ly Qualcom Snapdragon 845, RAM 6 GB, bộ nhớ 64 GB và khe cắm thẻ mở rộng. Những thông số kỹ thuật hứa hẹn sẽ mang lại hiệu năng như bạn mong đợi trên một chiếc smartphone 800 USD. Tuy nhiên, thời lượng pin thì ngược lại.
Chẳng hiểu tại sao, trong khi pin của U11+ có dung lượng 3.950 mAh, HTC lại đi tiết kiệm và trang bị cho một mẫu smartphone màn hình 6 inch và độ phân giải 2880x1440 như U12+ viên pin với dung lượng nhỏ hơn (3.500 mAh).
Hậu quả là thời gian on-screen của U12+ chỉ vỏn vẹn 8 giờ 1 phút, thấp nhất trong tất cả các mẫu flagship đình đám mà chúng tôi thử nghiệm từ đầu năm bao gồm: Galaxy S9+ (12:27), Huawei P20 Pro (11:36), OnePlus 6 (13:03).
U12+ được trang bị camera kép ở cả phía trước và phía sau. Ảnh: Gizmodo
|
Một trong những tính năng "đắt tiền" nhất trên HTC U12+ chụp ảnh bởi chất lượng camera được nâng cấp đáng kể so với năm ngoái. Với camera selfie kép 8 MP và cụm camera sau gồm 2 ống kính 12 MP, bạn có thể chụp ảnh chân dung với hiệu ứng làm mờ hậu cảnh dù cầm máy như thế nào chăng nữa, điều này cực kỳ hữu dụng.
Qua thử nghiệm, chất lượng ảnh chụp bởi U12+ không hề thua kém đối thủ cùng phân khúc là Galaxy S9+. Dưới ánh sáng gắt, U12+ có thể ghi lại bức ảnh có độ chi tiết cao, cân bằng trắng chính xác và màu sắc rực rỡ hơn so với Galaxy S9+.
Khả năng chụp thiếu sáng của U12+ cũng ngang ngửa với S9+. U12+ ghi lại chi tiết những viên gạch lát đường, chúng trông rõ ràng và màu sắc chân thực. S9+ có ưu điểm là khoảng cách lấy nét xa hơn (bạn có thể thấy chi tiết trên trần của tòa nhà) nhưng phần dải chỉ dẫn màu vàng lại bị ám xanh.
Liệu U12+ có phải cái kết dang dở có một tượng đài?
Cuối cùng thì rất khó khẳng định U12+ là một mẫu flagship hoàn hảo cho mức giá 800 USD. Ngoài mặt lưng trong suốt, U12+ không khác gì U11+ ra mắt năm ngoái. Máy sở hữu camera chất lượng nhưng thời lượng pin lại kém. U12+ có viền cảm biến lực độc đáo nhưng về cơ bản với khả năng tùy biến vô hạn, nhưng thực tế dùng chúng lại không thoải mái.
U12+ có thể là mẫu flagship cuối cùng của HTC. Ảnh: Gizmodo
|
Nhưng sau tất cả, điều khiến tôi lo lắng nhất là HTC với vấn đề tài chính đáng báo động của mình thì U12+ có thể là mẫu flagship cuối cùng của một tượng đài trong ngành công nghiệp smartphone.
Khá buồn khi nghĩ tới đây sẽ là cái kết của một công ty đã đem tới cho chúng ta hàng tá smartphone tuyệt vời như HTC. Bạn sẽ chẳng thể quên HTC Dream (T-Mobile G1 tại Mỹ) - được biết tới là thiết bị cầm tay thương mại đầu tiên chạy HĐH Android; hai huyền thoại M7, M9 làm mưa, làm gió trên thị trường smartphone trong năm 2013-2014; thậm chí là thế hệ Google Pixel đầu tiên.
Mặc dù tồn tại nhiều nhược điểm nhưng với U12+, rõ ràng HTC đã không bán cho Google tất cả những ý tưởng tốt nhất. Vẫn còn tiềm năng trong phần còn lại của HTC, song nếu tình hình tài chính của công ty không cải thiện sớm thì thành quả họ xây dựng bấy lâu nay sẽ trở thành những di sản của quá khứ.