Dữ liệu email bị rò rỉ được cho là có nguồn gốc từ một spambot gọi là Onliner ở Hà Lan.
Thông tin trên bị rò rỉ sau khi tội phạm mạng cho phép khách truy cập vào máy chủ của chúng để tải xuống cơ sở dữ liệu mà không cần tên người dùng hoặc mật khẩu.
Người dùng tài khoản bị ảnh hưởng nên thay đổi mật khẩu càng sớm càng tốt để tránh bị xâm nhập thêm.
Chuyên gia bảo mật máy tính người Australia Troy Hunt đang điều hành trang web "Have I Been Pwned" (HIBP), là người đầu tiên đưa ra cảnh báo về sự tồn tại của bảng dữ liệu địa chỉ email bị rò rỉ trên.
Trang web HIBP của ông Hunt cũng cung cấp công cụ cho phép người dùng Internet kiểm tra xem tài khoản email của mình có bị rò rỉ hay không. Người dùng Internet có thể kiểm tra xem tài khoản email của mình có bị xâm nhập hay không ở đây.
Chương trình tự động Onliner được thiết kế để lây lan phần mềm độc hại đánh cắp chi tiết thông tin ngân hàng và biến các thiết bị của người dùng Internet thành nơi trung chuyển, truyền virus, cũng như bơm ra các tin nhắn rác được sử dụng bởi tội phạm internet nhằm thực hiện các hành vi lừa đảo trực tuyến.
Trong số địa chỉ email bị rò rỉ cũng có hàng triệu mật khẩu. Rất có thể chúng đã được Onliner thu thập trong nỗ lực đột nhập vào tài khoản email của người dùng và biến chúng thành hòm thư rác.
Thông tin trên bị rò rỉ sau khi tội phạm mạng cho phép khách truy cập vào máy chủ của chúng để tải xuống cơ sở dữ liệu mà không cần tên người dùng hoặc mật khẩu.
Người dùng tài khoản bị ảnh hưởng nên thay đổi mật khẩu càng sớm càng tốt để tránh bị xâm nhập thêm.
Chuyên gia bảo mật máy tính người Australia Troy Hunt đang điều hành trang web "Have I Been Pwned" (HIBP), là người đầu tiên đưa ra cảnh báo về sự tồn tại của bảng dữ liệu địa chỉ email bị rò rỉ trên.
Trang web HIBP của ông Hunt cũng cung cấp công cụ cho phép người dùng Internet kiểm tra xem tài khoản email của mình có bị rò rỉ hay không. Người dùng Internet có thể kiểm tra xem tài khoản email của mình có bị xâm nhập hay không ở đây.
Chương trình tự động Onliner được thiết kế để lây lan phần mềm độc hại đánh cắp chi tiết thông tin ngân hàng và biến các thiết bị của người dùng Internet thành nơi trung chuyển, truyền virus, cũng như bơm ra các tin nhắn rác được sử dụng bởi tội phạm internet nhằm thực hiện các hành vi lừa đảo trực tuyến.
Trong số địa chỉ email bị rò rỉ cũng có hàng triệu mật khẩu. Rất có thể chúng đã được Onliner thu thập trong nỗ lực đột nhập vào tài khoản email của người dùng và biến chúng thành hòm thư rác.
Theo Vietnam+
http://www.vietnamplus.vn/hon-700-trieu-dia-chi-thu-dien-tu-ca-nhan-bi-lo-tren-mang-internet/463869.vnp