Sau một bài viết được đăng tải hôm 31/7, Google cho biết đang tìm cách quay trở lại Trung Quốc với một phiên bản máy tìm kiếm chấp nhận bị kiểm duyệt, tuy nhiên truyền thông nhà nước Trung Quốc khẳng định quốc gia đông dân nhất thế giới không có kế hoạch cho phép tập đoàn tìm kiếm Google vào Trung Quốc. Bài viết trên tờ China Securities Daily cho biết lời khẳng định này được họ xác nhận từ “các cơ quan liên quan”.
Google lần đầu tiên đặt máy tìm kiếm ở Trung Quốc vào năm 2006. Đó là một phiên bản bị kiểm duyệt – phù hợp với các chính sách quy định của chính phủ Trung Quốc – lọc các thuật ngữ và kết quả tìm kiếm mà chính phủ Trung Quốc muốn bị đưa vào danh sách đen.
Do chịu sự phản ứng rất mạnh từ phía Mỹ khi các chính trị gia cho rằng như vậy là góp phần giúp chính phủ Trung Quốc bóp nghẹt tự do ngôn luận, Google đã rút tất cả các dịch vụ của mình khỏi Trung Quốc vào tháng 3/2010.
Tuy nhiên, Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới (mặc dù Ấn Độ được cho là sẽ vượt qua Trung Quốc trong một hoặc hai thập kỷ tới) và có số lượng người dùng internet lên đến 750 triệu người – gấp đôi dân số nước Mỹ và tương đương với số dân của châu Âu. Chính vì thế, đây là một thị trường rất hấp dẫn đối với Google, công ty internet có máy tìm kiếm đặt khắp nơi trên thế giới.
Theo một bài viết trên trang Intercept, ông Sundar Pichai, CEO của Google, đã đến Trung Quốc vào tháng 12/2017 để gặp ông Wang Huning, cố vấn chính sách ngoại giao cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vài ngày sau, Google thông báo họ sẽ mở một trung tâm nghiên cứu mới về trí tuệ nhân tạo ở Bắc Kinh, và từ đó phát hành hai ứng dụng nhỏ - một ứng dụng quản lý hồ sơ và một ứng dụng chơi game cho người dùng Trung Quốc.
CEO Sundar Pichai phát biểu trong phiên họp thường niên Diễn Đàn Phát Triển Trung Quốc (CDF) 2018 tại Bắc Kinh (Ảnh Reuters)
|
Ông Pichai, người lên nắm giữ vị trí đứng đầu Google vào tháng 10/2015, nói rằng trong hơn 2 năm qua ông rất quan tâm đến việc đưa Google trở lại Trung Quốc. Trong một bài phát biểu vào tháng 6/2016, ông nói “Chúng tôi rất muốn có mặt ở Trung Quốc để phục vụ cho người dùng Trung Quốc”.
Bài viết trên trang Intercept đã trích dẫn các văn bản nội bộ của Google – được đánh dấu “Bí mật Google” – nói về một dự án có tên “Dragonfly”, mà hầu hết các nhân viên của Google không ai biết. Dự án này đã được triển khai từ mùa xuân năm 2017, và nhằm phát hành một phiên bản ứng dụng máy tìm kiếm trung lập ở Trung Quốc, “máy tìm kiếm này sẽ lọc và cho vào danh sách đen các website và các thuật ngữ tìm kiếm về nhân quyền, dân chủ, tôn giáo và biểu tình ôn hòa”, bài viết cho hay.
Ứng dụng máy tìm kiếm được thiết kế cho mục đích này ít nhất có hai phiên bản, có tên là “Maotai” và Longfei”, và đã được chứng minh cho các quan chức Trung Quốc thấy. Trong khi đang chờ được phê duyệt từ nhà chức trách Trung Quốc – đòi hỏi phải tuân thủ các quy định “Đại Tường lửa trên mạng” của Trung Quốc, Google tin rằng công cụ tìm kiếm của họ tốt hơn nhiều so với công cụ tìm kiếm Baidu vốn đang được người Trung Quốc sử dụng. Ứng dụng của Google được cho là có thể được đưa vào triển khai trong 6 đến 9 tới.
Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc cũng sẽ tác động đến các kế hoạch của Google nhằm trở lại Trung Quốc. Từ bài viết hôm 31/7, tập đoàn này một lần nữa đang phải đối mặt với sự chỉ trích mạnh mẽ ở Mỹ.