Hội thảo do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ LĐTB&XH, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Hội Khuyến học Việt Nam, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Hiệp hội vì Giáo dục cho mọi người Việt Nam, tổ chức.
Theo TS. Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, hội thảo này nhằm tiếp tục triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết 19-NQ/TW về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
GS. TS. Trần Hồng Quân đặc biệt nhấn mạnh vai trò của mạng lưới giáo dục đào tạo trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế.
GS. TS. Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam. Ảnh: Minh Thúy
|
Tại hội thảo, TS. Vũ Ngọc Hoàng đã có những chia sẻ về hệ thống giáo dục mở, nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn nhân lực, phát triển giáo dục nghê nghiệp theo hướng mở liên thông.
Theo ông, giáo dục nghề nghiệp phải gắn liền với chiến lược việc làm. Trong nền giáo dục luôn có sự mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần phải tiếp cận với các doanh nghiệp, Hiện nay, tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã có tác động đến giáo dục nghề nghiệp và việc làm, tạo ra hiệu ứng triệt tiêu và hiệu ứng căn bản.
Hướng tiếp cận xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực giai đoạn 2011-2030. Ảnh: Minh Thúy
|
Với góc nhìn của mình, TS. Phan Chính Thức đã đưa ra hướng tiếp cận xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực giai đoạn 2011-2030.
TS. Phan Chính Thức khẳng định, muốn Việt Nam sớm có ĐH đẳng cấp trên thế giơícần có quyết tâm cao thoát khỏi tàn dư của mô hình Liên Xô cũ, trực tiếp kết hợp chặt chẽ hệ thống các trường ĐH và các viện nghiên cứu lớn, xây dựng các ĐH đa lĩnh vực thật sự.
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Minh Thúy
|
Hội thảo “Sắp xếp mạng lưới giáo dục đào tạo trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong các thập niên đầu của thế kỷ 21” đã đặt ra cho toàn ngành giáo dục – đào tạo và một số bộ ngành liên quan những nhiệm vụ cần quan tâm giải quyết, đồng thời, gợi mở các vấn đề cần được đi sâu và nghiên cứu.
Hơn 100 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo đến từ các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp trong cả nước gửi về hội thảo, đã mang đến những quan điểm, góc nhìn mới mẻ, mang tính khoa học, để trao đổi, chia sẻ nhận thức và kinh nghiệm phát triển giáo dục đào tạo, trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế.