Giải mã vụ tấn công ồ ạt căn cứ Nga tại Syria (P.2)
VietTimes -- Kẻ đã tấn công vào căn cứ quân sự của Nga có trình độ cao về quân sự và hiểu thấu cách tác chiến cũng như an ninh cá nhân. Đây sẽ là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Nga khi xác định được danh tính của kẻ tấn công.
(tiếp theo kỳ trước)
Phân tích "thủ phạm" UAV
Mặc dù chiếc UAV có vẻ như được làm từ những vật liệu rẻ tiền như gỗ dán, các mảnh nhựa và băng dính nhưng nó có ít nhất một thành phần kỹ thuật hiện đại: ăng ten GPS. Bộ quốc phòng Nga thông tin những chiếc UAV được điều khiển và tiếp cận mục tiêu bằng GPS giống như ăng ten GPS tìm được trong mảnh vỡ của chiếc UAV tại Homs.
Việc thiếu camera gắn trên máy bay ủng hộ giả thuyết này. Thiếu camera và tầm nhìn thì rất khó để người sử dụng điều khiển chiếc UAV, đặc biệt trong khoảng cách vài chục cây số. Điều này cho thấy dù những chiếc UAV trông có vẻ thô sơ nhưng nó có một mức độ tự động hóa đáng chú ý. Trong vụ tấn công vào đêm ngày 6.1, khoảng cách từ nơi những chiếc UAV xuất phát cho tới Tartus là gần 100km.
Chân hạ cánh của những chiếc UAV cũng có một thiết kế rất thú vị. Không có một mẫu nào của kiểu UAV này có bánh. Thay vào đó chân hạ cánh làm bằng gỗ dán - nghĩa là chúng sẽ rất khó để hạ cánh. Có thể gọi nó là "càng má" vì phần chân này rất ngắn và mỏng.
Ảnh 14: phần càng má máy bay.
Với phần càng má yếu như vậy đặt ra câu hỏi những chiếc UAV được cất cánh thế nào và làm thế nào để thu hồi chúng. Với kích cỡ và trọng tải của những chiếc UAV này có thể nói nó không thể được cất cánh bằng tay. Có thể nó bay nhờ một kiểu máy phóng được sử dụng phổ biến bởi quân đội hay những chiếc UAV dân sự.
Về vấn đề thu hồi, với những vật liệu rẻ tiền sử dụng trong cấu trúc máy bay cùng vấn đề hạ cánh với phần chân đế mỏng manh cho thấy nhưng chiếc UAV này sẽ chỉ thực hiện nhiệm vụ một lần sau đó bị bỏ đi và người dùng không có ý định cho chúng bay về điểm xuất phát. Rõ ràng, việc quay về điểm xuất phát trong khi đã bay với một tốc độ chậm sau khi tấn công những căn cứ quân sự của người Nga là điều không thể thực hiện.
Cơ cấu rãnh thả bom trên chiếc UAV cũng là một chi tiết thú vị. Thanh chống phía dưới đôi cánh là những điểm cứng để có thể gắn bom lên với diện tích đủ để gắn 10 quả bom trên chiếc UAV.
Ảnh 15: rãnh lắp bom.
Những rãnh thả bom này được giữ trên thanh chống bằng một kiểu cơ cấu kỹ thuật điều khiển bởi một mô-tơ phụ ở phía cuối. Không có ảnh chi tiết của cơ cấu bên trong sẽ rất khó để xác định chính xác cơ cấu này hoạt động thế nào. Chỉ với 1 mô-tơ phụ trên thanh chống cho thấy có thể những rãnh thả bom này sẽ thả các quả bom đồng loạt.
Ảnh 16: mô-tơ phụ (khoanh vàng).
Ảnh 17: mấu tròn để gắn bom (khoanh đỏ).
Nghiên cứu những quả bom
Bằng cách xem xét gần quả bom, người ta có thể thấy cấu trúc cơ bản của nó: khối thuốc nổ được đặt trong những vòng bi với một lớp nhựa trắng bọc bên ngoài và được kích nổ bằng một loại kíp nổ chưa xác định có thể là loại kíp nổ điểm.
Ảnh 18: các mũi tên vàng cho thấy có thể nhìn thấy vòng bi ở bên trong quả bom.
Ảnh do nhóm tin NN Jabla đưa ra vào ngày 1.1.2018 cùng những bức ảnh sau đó cho thấy thành phần của những quả bom sau khi nổ bao gồm kíp nổ, các thành phần vỏ bao ngoài và những chiếc vòng bi lắp trong nhựa epoxy.
Ảnh 19: vòng bi được bọc trong lớp nhựa epoxy.
Những bức ảnh sau đó được Bộ Quốc phòng Nga đưa ra không chỉ giống những bức ảnh được tung lên facebook này 1.1 mà nó còn cho biết cấu trúc cụ thể của quả bom cũng như chi tiết về kíp nổ cho thấy đây là loại kíp nổ điểm tấn công mục tiêu với phương thức đơn giản là nổ điểm ở đầu quả đạn pháo.
Ảnh 20: ảnh của Bộ Quốc phòng Nga cho thấy vòng bi trong lớp nhựa và kíp nổ có cấu trúc đơn giản.
Một trong những bức ảnh của nhóm Ahrar Al Sham đưa ra có thành phần cải tiến kỳ lạ của kíp nổ. Có thể những đoạn nối dài trên đầu của bom là để tăng khả năng nổ của chúng.
Ảnh 21: đoạn nối dài trên đầu bom.
Những quả bom được trang bị cho những chiếc UAV này không giống những quả đạn pháo nhỏ được cải tiến từ đạn pháo thường mà IS dùng trên diện rộng. Thay vào đó, chúng được chế tạo riêng để sử dụng với những chiếc UAV. IS, cảnh sát Iraq và PKK cũng sử dụng những loại bom gần giống nhưng không một loại bom nào giống như loại bom sử dụng trên những chiếc UAV sử dụng để tấn công căn cứ Nga.
Phân tích các chiến thuật
Sử dụng các nguồn tin và phân tích ở trên, có thể đưa ra phương thức những chiếc UAV được triển khai thế nào. Trong 3 trường hợp của 4 vụ tấn công có ít nhất 2 chiếc UAV được sử dụng. Trong khi, ngày 6.1 tại căn cứ Khmeimim có tới 10 chiếc UAV được triển khai. Việc thiếu khuyết những chiếc camera trên những chiếc UAV cho thấy chúng có thể được thả từ máy bay sau đó tự bay tới mục tiêu nơi chúng thả tên lửa với tọa độ GPS có sẵn.
Những quả bom không có hệ thống dẫn đường và được thả từ cánh cố định chứ không phải loại cánh quay nên những chiếc UAV sẽ không thể tấn công chính xác. Vì thế việc thả một loạt bom từ một loạt những chiếc UAV cùng lúc là để tăng khả năng đánh trúng mục tiêu. Vì được chế tạo bằng những vật liệu rẻ tiền, khả năng hạ cánh an toàn và thu hồi bị giới hạn, có thể những chiếc UAV này sẽ bị bỏ đi và để rơi tự do sau khi thực hiện nhiệm vụ.
Điều kỳ lạ với cuộc tấn công táo bạo vào một mục tiêu quan trọng là không có một nhóm nào nhận trách nhiệm cho các cuộc tấn công này. Với số lượng lớn UAV thực hiện vụ tấn công và tầm quan trọng của mục tiêu, có vẻ như những vụ tấn công nằm trong một kế hoạch trọng đại. Nhưng thực tế không có nhóm nào tuyên bố họ đã tấn công căn cứ Nga.
Có phải những chiếc UAV đã tấn công căn cứ Hmeimim?
Vụ tấn công vào căn cứ Hmeimim vẫn có nhiều điều bí ẩn. Người ta mới chỉ biết rằng hai lính Nga bị thiệt mạng và một vài hư hỏng trên máy bay tại đây. Chỉ có 3 bức ảnh cho thấy những hư hỏng trên máy bay và những hư hại được kiểm tra một cách cục bộ. Một bức ảnh được chụp sau vụ hư hại cũng cho thấy dòng nhiên liệu phun ra từ máy bay.
Ảnh 22: dòng nhiên liệu phun ra từ máy bay.
Thời tiết mưa trong bức ảnh cũng trùng với thời tiết đêm xảy ra vụ tấn công.
Ảnh 23: thời tiết tại Latakia đêm giao thừa.
Số đuôi của chiếc Su-24 trong các bức ảnh cũng trùng với số của 1 chiếc có mặt tại căn cứ trước đó. Vị trí địa lý cũng có thể xác định bằng cách so sánh nền ảnh và video được quay tại Hmeimim đầu năm 2018.
Ảnh 24: so sánh hình nền video và ảnh.
Ảnh 25: cảnh cắt từ video.
Mặc dù không có bằng chứng trực tiếp về việc những chiếc UAV tham gia vào vụ tấn công Hmeimim, nhưng những tình huống và phạm vi xung quanh cho thấy điều này có khả năng xảy ra. Hệ thống phòng thủ xung quanh căn cứ Hmeimim chưa bao giờ bị "chọc thủng" trước đó ngay cả khi căn cứ bị tấn công bằng đạn pháo ngày 27.12.2017. Vụ tấn công khiến 2 lính Nga tử vong và các máy bay bị hư hỏng có thể tới từ một địa điểm bất ngờ. Một vụ tấn công bằng đạn pháo bởi một nhóm phiến quân xâm nhập qua vùng tiền tuyến có thể gây ra điều này.
Sự xuất hiện của 2 chiếc UAV vào ngày 1.1 gần căn cứ không quân cho thấy một khả năng khác có thể xảy ra: vụ tấn công bằng UAV đã gây ra những thiệt hại và giết chết 2 lính Nga. Rất nhiều chiếc UAV có thể vượt qua phát hiện của radar vì chúng giống như những con chim lớn và bay với tốc độ chậm tương đồng. Kịch bản này hoàn toàn có thể xảy ra với những bằng chứng liên quan tới những chiếc UAV xuất hiện trong vùng và trước ngày 1.1.
Kết luận
Rõ ràng những vụ tấn công bằng UAV là mối đe dọa trực tiếp với các lực lượng quân sự đang thực hiện chiến dịch tại Syria. Kể từ đầu 2018, có ít nhất 4 vụ tấn công liên quan tới những chiếc UAV này: tại các căn cứ Nga ở Hmeimim và Tartus ngày 6.1, tại Homs vào ngày 2-3.1 và vùng lân cận Hmeimim vào trong (hoặc trước) ngày 1.1. Có lý do để tin vào khả năng những chiếc UAV bị hạ vào đêm giao thừa 2018 đã tham gia cuộc tấn công vào căn cứ Hmeimim. Nếu cộng tất cả các vụ tấn công cùng chiếc UAV được bán trên mạng xã hội, có 18 chiếc UAV tất cả chưa kể tới những chiếc có thể chạy thoát, bị rơi hay chưa được tìm thấy.
Bộ Quốc phòng Nga đã có tuyên bố không rõ ràng về thủ phạm vụ tấn công bằng UAV nhưng họ nói dù ai thực hiện vụ tấn công bằng UAV họ chắc chắn sẽ có một nước với nền kỹ thuật tiên tiến hỗ trợ. Điều này ám chỉ việc máy bay tuần tra Poseidon của hải quân Mỹ có thể liên quan tới những chiếc UAV này. Vật liệu chế tạo, cấu trúc bao gồm cả bom có thể được mua ở trong nội địa Syria. Không có thành phần nào hiện đại trừ ăng ten GPS (cũng là loại tiêu chuẩn được bán thương mại). IS đã từng tạo ra một chương trình riêng tự chế tạo UAV và bom sản xuất hàng loạt. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên nếu có một lực lượng khác trong cuộc xung đột Syria thực hiện vụ tấn công. Điểm khác biệt của những cuộc tấn công là về chiến thuật.
Dù IS từng triển khai các cuộc tấn công bằng UAV nhưng chúng chưa bao giờ có cách tấn công ồ ạt dùng máy bay không người lái tự động như các vụ trên. Các vụ tấn công này đòi hỏi phải am hiểu chiến thuật và có trình độ cao về việc lập kế hoạch. Các yếu tố phân tích cho thấy kẻ đã chế tạo ra những chiếc UAV và thực hiện các cuộc tấn công có một trình độ cao về quân sự và hiểu thấu cách tác chiến cũng như an ninh cá nhân. Đây sẽ là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Nga khi xác định được danh tính đối tượng tấn công.
Dù nhiều người coi mối đe dọa từ những chiếc UAV có sẵn trên thị trường (được cải tiến) là không đáng kể nhưng chúng vẫn có sức mạnh để gây ra những tổn thất cả về mức độ chiến lược và chiến thuật. IS đã chứng minh điều này khi sử dụng những chiếc UAV để tấn công tại Deir Ezzor vào năm 2017.
Những kẻ đã tấn công căn cứ không quân Hmeimim đã tiếp cận được tới chiến lược hủy diệt những vũ khí của không quân Nga tại Syria, một nguồn hỗ trợ sống còn cho chế độ của ông Assad. Mặc dù được chế tạo bằng nhựa, băng dính và gỗ gán cùng với thiết kế đơn giản, có vẻ như những chiếc UAV này đang là một bước tiến mới trong tương lai của cuộc xung đột tại Syria.