“Gã khổng lồ” và “Người tí hon”: Tương quan sức mạnh quân sự giữa Nga và Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Binh sĩ Nga được trang bị vũ khí hiện đại đang tiến đánh thủ đô Kiev của Ukraine, giới chức Mỹ cảnh báo thành phố này sẽ thất thủ trong vài ngày.
Xe tăng Nga di chuyển dọc thành phố Armyansk, phía Bắc bán đảo Crimea (Ảnh: CNN)
Xe tăng Nga di chuyển dọc thành phố Armyansk, phía Bắc bán đảo Crimea (Ảnh: CNN)

Sức mạnh quân đội của hai nước láng giềng này quá chênh lệch đến nỗi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngay trong đêm 25/2 đã phải kêu gọi các nước đồng minh phương Tây nỗ lực hơn trong việc áp lệnh trừng phạt đối để buộc Moscow phải rút hết binh sĩ khỏi lãnh thổ Ukraine.

Sau đây là tương quan sức mạnh quân đội của Nga và Ukraine.

Chi tiêu quốc phòng

Những con số thống kê về sức mạnh quân sự của Nga và Ukraine (Ảnh: CNN)

Những con số thống kê về sức mạnh quân sự của Nga và Ukraine (Ảnh: CNN)

Chỉ nhìn vào số tiền mà hai quốc gia láng giềng chi cho ngân sách quốc phòng đã thấy rõ được khoảng cách giữa sức mạnh quân sự hai bên. Ukraine chi 4,7 tỉ USD trong năm 2021, bằng 1/10 so với số tiền 45,8 tỉ USD của Nga, một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân; theo báo cáo “Cán cân Quân sự” được Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS) công bố mới đây.

Trong khi chính phủ Nga đã bắt đầu hiện đại hóa quân đội của mình từ năm 2008 sau khi nhận ra những yếu điểm của họ trong cuộc chiến ngắn ngày với Georgia, thì các vũ khí của Ukraine hiện nay phần lớn là từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, trong nỗ lực gia nhập NATO, Ukraine đã tái tổ chức cơ cấu các lực lượng vũ trang và có kế hoạch tái trang bị cho lực lượng không quân bằng các loại máy bay chiến đấu do phương Tây sản xuất vào khoảng giữa những năm 2030. Họ cũng có kế hoạch cải thiện sức chiến đấu của hải quân.

Quân số

Binh sĩ Ukraine ngồi trên xe thiết giáp trên một con đường ở Lugansk, ngày 24/2 (Ảnh: CNN)

Binh sĩ Ukraine ngồi trên xe thiết giáp trên một con đường ở Lugansk, ngày 24/2 (Ảnh: CNN)

Trong khi Nga có 900.000 nhân sự đang hoạt động trong lực lượng vũ trang và khoảng 2 triệu quân dự bị, Ukraine chỉ có khoảng 1960.000 và 900.000 quân dự bị. Trong hôm thứ Tư tuần này, Ukraine đã ra lệnh tổng động viên, trong đó những người từ 18-60 tuổi đều có thể cầm súng chiến đấu; theo IISS.

Chỉ tính riêng lực lượng mặt đất, Nga đã vượt trội về số lượng với 280.000 binh sĩ, trong khi Ukraine chỉ có 125.600. Lực lượng không quân Nga có quân số gần gấp 5 lần, với số binh sĩ là 165.000 so với 35.000 của Ukraine.

Nhưng nếu chỉ tính riêng trong chiến dịch quân sự đặc biệt mà Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động, nhà phân tích Yohann Michel thuộc IISS nói rằng Nga huy động khoảng 200.000 quân xung quanh và bên trong lãnh thổ Ukraine.

“Số này bao gồm khoảng 60 nhóm chiến đấu. Tình hình đang diễn biến nhanh chóng và con số đó có thể thay đổi, nhưng vẫn rất lớn, và đó là điều quan trọng. Đây là một trong những con số lớn nhất được điều tới Đông Âu mà chúng ta chứng kiến trong suốt nhiều năm qua” – ông Michel nói với CNN.

Vũ khí và phương tiện

Xe chiến đấu bộ binh của Ukraine bảo vệ khu vực ngoại ô Kiev (Ảnh: CNN)

Xe chiến đấu bộ binh của Ukraine bảo vệ khu vực ngoại ô Kiev (Ảnh: CNN)

Có rất nhiều thứ để so sánh – máy bay chiến đấu, xe thiết giáp, tên lửa đất-đối-không – nhưng nhìn chung thì Nga đơn giản là có mọi thứ.

Nga sở hữu hơn 15.857 xe thiết giáp chiến đấu, trong khi Ukraine chỉ có 3.309. Nga có số lượng máy bay quân sự vào khoảng 1.391 trong khi Ukraine chỉ có 128. Nga có 821 trực thăng chiến đấu trong khi Ukraine chỉ có 55 – bao gồm cả máy bay trong hải quân. Và trong khi Nga sở hữu 49 tàu ngầm, thì Ukraine không có chiếc nào; theo IISS.

“Có một sự khác biệt to lớn giữa lực lượng hai nước – Nga có sức mạnh trên không vượt trội, trong khi các hệ thống phòng không của họ cũng mạnh hơn hẳn” – ông Michel nói – “Ngoài ra còn là sự khác biệt về mọi cấp độ khi nói đến trực thăng và máy bay – từ máy bay vận tải, chiến đấu cơ cho tới trực thăng chiến đấu.”

Ý chí chiến đấu

Xe thiết giáp của Ukraine ở thủ đô Kiev trong hôm 24/2 (Ảnh: CNN)

Xe thiết giáp của Ukraine ở thủ đô Kiev trong hôm 24/2 (Ảnh: CNN)

Mặc dù bị tấn công từ nhiều phía nhưng các lực lượng của Ukraine cũng đã tổ chức nhiều cuộc phản công thành công.

Ông Michel nhấn mạnh rằng ý chí chiến đấu kiên cường của binh sĩ Ukraine giờ chính là sức mạnh lớn nhất của họ. “Tôi thực sự bất ngờ trước điều mà mình đang chứng kiến. Thực tế là các chiến đấu cơ của Ukraine vẫn đang bay, việc chúng cất cánh đã rất ấn tượng.”

Nếu như Nga chiếm được Kiev sớm, rất khó để lực lượng của Ukraine phản công lại được. Nhưng nếu thành công, cuộc xung đột này có thể nên phức tạp hơn. Và đó là viễn cảnh mà trong đó ý chí chiến đấu của Ukraine có thể biến thành một thứ vũ khí mạnh mẽ, ông Michel nói.

Mức độ hiện đại hóa

Nhưng trong lúc chiến sự đang diễn ra ở Ukraine, số lượng và chất lượng của các khí tài quân sự vẫn là yếu tố quyết định cục diện.

Nick Reynolds, chuyên gia nghiên cứu chiến tranh đất liền tại Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), cho rằng lực lượng không quân Ukraine hiện tại gần như đã bị hạ gục.

“Tính từ năm 2014 đến nay Ukraine đã gặp phải rất nhiều vấn đề nghiêm trọng trong hiện đại hóa quân đội, do các vấn đề kinh tế của họ. Bởi vậy mà quân đội Ukraine thiếu các hệ thống phòng không, pháo kích hiện đại, đặc biệt là các hệ thống radar hay các thiết bị do thám để phát hiện kẻ địch – thứ ít nhất giúp họ có thêm chút cơ hội” – ông Reynolds nói – “Những khả năng nêu trên đóng vai trò chủ chốt đối với quân đội Ukraine.”