|
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Formosa cho hay, doanh nghiệp này đang tiến hành thỏa thuận với các công ty gang thép Nhật Bản, Hàn Quốc để nhập khẩu phôi thép của các công ty này. Sau đó, xưởng cán nóng của Công ty Formosa Hà Tĩnh sẽ cán thành thép cuộn. Sản phẩm thép cuộn này sẽ tiếp tục vận chuyển từ nhà máy của Fomorsa đi đến các cảng trong nước hoặc xuất khẩu sang các nước khác.
Chưa rõ các cơ quan chức năng đánh giá sao về đề nghị của Formosa. Tuy nhiên có thể thấy đề nghị này là khá lạ lùng. Thực tế, trong đề nghị này, Formosa không xin ưu đãi thuế, mà chỉ xin thay đổi pháp nhân sẽ đứng tên thực hiện thủ tục nhập khẩu và nộp thuế, có nghĩa về cơ bản Nhà nước không bị mất các sắc thuế có thể thu khi thép phôi Hàn Quốc, Nhật Bản nhập khẩu về Việt Nam cho Formosa gia công.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương, việc cho phép các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đứng tên thủ tục nhập khẩu khi xuất khẩu thép về Việt Nam cho Fomosa có thể đem lại lợi thế nhất định cho doanh nghiệp này.
Hiện, một số nước đang nghi ngờ và tiến hành điều tra chống bán phá giá hiện tượng thép Trung Quốc "đội lốt" thép VIệt khi xuất khẩu vào thị trường các nước này. Do vậy, cũng có thể đặt giả định khi nguồn gốc thép phôi nhập khẩu được "xoá", thì Formosa có thuận lợi, an toàn hơn về pháp lý khi xuất khẩu thép.
Cụ thể, khi Formosa xin cơ chế nhập khẩu này, dù phôi thép có xuất xứ từ đâu, thì sản phẩm cuối cùng vẫn sẽ được Formosa "đóng dấu" là sản phẩm thép Việt. Từ đó, khi xuất khẩu, Formosa có thể được hưởng lợi từ các điều khoản trong các hiệp định của Việt Nam với các tổ chức quốc tế.