Financial Times: Cơn sốt IPO trên Phố Wall làm bùng lên mối lo ngại về bong bóng dotcom 2.0

Tâm lý hứng khởi đối với một phần của các đợt IPO công ty công nghệ được định giá cao đã khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về thời kỳ bong bóng dotcom. Theo Dealogic, cho đến nay, thị trường Mỹ chỉ chứng kiến 3 công ty 1 tỷ USD có cổ phiếu tăng mạnh hơn Airbnb trong ngày giao dịch đầu tiên.

Sự "điên cuồng" đối với đợt IPO của Airbnb trên Phố Wall đã diễn ra từ vài giờ trước phiên giao dịch đầu tiên. Khi các chủ ngân hàng đang thiết lập mức giá mở cửa của Airbnb, số lượng hợp đồng quyền chọn giao dịch trao tay của nhà sản xuất robot ABB lại tăng vọt. Tình trạng nhầm lẫn này xảy ra bởi mã này chỉ khác cổ phiếu mà nhà đầu tư đang mong đợi chỉ 1 chữ cái duy nhất. Mã giao dịch của Airbnb là ABNB.

Việc nhà đầu tư đổ xô vào cổ phiếu ABB nhanh chóng kết thúc khi Airbnb chính thức lên sàn, chứng kiến giá cổ phiếu tăng hơn gấp đôi giá trị. Đến cuối phiên giao dịch ngày 10/12, định giá của Airbnb ở mức 86 tỷ USD, ngang bằng với Goldman Sachs.

Tâm lý hứng khởi đối với một phần của các đợt IPO công ty công nghệ được định giá cao đã khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về thời kỳ bong bóng dotcom. Theo Dealogic, cho đến nay, thị trường Mỹ chỉ chứng kiến 3 công ty 1 tỷ USD có cổ phiếu tăng mạnh hơn Airbnb trong ngày giao dịch đầu tiên. Sự khởi sắc này cùng diễn ra trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6/2000.

Khối lượng giao dịch trong đợt IPO năm 2020 gần tương đương với thời kỳ bong bóng dotcom.

Jim Tierney – CIO bộ phận tăng trưởng Mỹ tại AllianceBernstein, nhận định: "Chúng tôi đã quan sát thị trường trong một thời gian, đủ để biết rằng điều này sẽ không có kết thúc tốt đẹp. Đó là dấu hiệu cho thấy nhu cầu đáng kinh ngạc – dấu hiệu cho thấy những nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ muốn ‘lên thuyền’."

Việc cổ phiếu Airbnb "hot" hơn bao giờ hết, cũng tương tự như những gì diễn ra với DoorDash hồi đầu tuần, hoàn toàn trái ngược với sự tiếp cận của các công ty tư nhân nhận được trong phần lớn năm 2019. Ở thời điểm đó, những đợt IPO được đánh giá cao như Uber và Lyft đối mặt với sự thờ ơ của nhà đầu tư.

Đợt niêm yết vừa qua diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu công nghệ thăng hoa, sau khi Fed và chính phủ Mỹ tung các biện pháp kích thích chưa từng có nhằm ứng phó với tác động của đại dịch. Đó là một trong những lý do mà nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền cho cổ phiếu trong ngay thời gian đầu lên sàn, dù định giá không bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn.

Nhà đầu tư nhỏ lẻ đã tận dụng hết sức đà tăng của TTCK Mỹ trị giá 42 nghìn tỷ USD. Họ đổ tiền mạnh vào cổ phiếu và đưa thị trường đi theo hướng từng được chứng kiến lần cuối trước khi Nasdaq sụp đổ vào năm 2000. Theo Michael Baumann – trader tại Fidelity, ngoài ra, họ cũng có dấu chân trong các đợt IPO, đẩy giá cổ phiếu của các công ty này lên mức cao chưa từng có. Sự hiện diện của nhóm này – hầu như vắng bóng vào năm ngoái, là một yếu tố mà các nhà quản lý tài sản lớn hiện phải cân nhắc khi đầu tư vào các đợt IPO.

Lượng vốn huy động trong đợt IPO tại Mỹ đã chạm đỉnh mới.

Baumann nói thêm: "Bạn thấy các nhà đầu tư tổ chức nghiên cứu các công ty này cực kỳ cẩn thận. Họ đưa ra một khung định giá và sau đó đợt lên sàn diễn ra. Cuối cùng, bạn chứng kiến một thị trường đầy hưng phấn như thế này. Chúng tôi không cho rằng diễn biến này được thúc đẩy bởi nhà đầu tư tổ chức."

Theo Refinitiv, các công ty đã ghi nhận nhu cầu đối với cổ phiếu lên mức kỷ lục 149 tỷ USD ở các đợt IPO tại Mỹ trong năm nay. Ngay cả khi chưa tính đến các công ty "blank check", làn sóng IPO tại Mỹ vẫn đang diễn ra với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2014, dù hoạt động niêm yết đã chững lại vào tháng 3 khi gặp khó khăn vì đại dịch.

Mức tăng mạnh của cổ phiếu công nghệ trong năm nay đã mang lại lợi ích cho các công ty giới thiệu về đợt IPO qua các thiết bị trực tuyến.

Hồi tháng 9, nhà đầu tư trở nên hứng khởi khi công ty đám mây Snowflake lên sàn, họ đặt cược rằng start-up này sẽ tận dụng lợi thế khi các doanh nghiệp chuyển sang kinh doanh trực tuyến. Cổ phiếu của Snowflake cũng tăng hơn gấp đôi khi vừa ra mắt. Thậm chí, Warren Buffett cũng rót tiền vào công ty này, dù trước đó ông chỉ ưa thích những "món hời" trong các thương vụ mua lại. Câu chuyện tương tự cũng diễn ra với DoorDash, công ty được hưởng lợi từ sự bùng nổ của dịch vụ giao đồ ăn.

Tổng giá trị tài sản quỹ ETF đầu tư IPO của Renaissance đang quản lý.

Hiện tại, các nhà quản lý tài sản đang đặt cược rằng việc vắc-xin được triển khai trên quy mô toàn cầu sẽ giúp các công ty chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vượt qua thời kỳ suy thoái, bao gồm ngành du lịch và khách sạn. Theo đó, Airbnb nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, đánh dấu một bước ngoặt khi thay đổi chiến lược kinh doanh.

Theo các ngân hàng bảo lãnh, đợt phát hành cổ phiếu mới của Airbnb dự kiến sẽ được tiếp tục trong năm tới. Trong khi đó, nguồn tin thân cận tiết lộ, Robinhood hiện cũng đang chuẩn bị cho đợt niêm yết, có thể sớm nhất là vào năm sau.

Jane Dunlevie – đồng giám đốc ngân hàng đầu tư internet tại Goldman Sachs, ước tính hiện vẫn có hàng trăm công ty lớn mới nổi đang hoạt động, trong đó hơn 70 công ty có trị giá hơn 5 tỷ USD. Bà nhận định: "Siêu chu kỳ này sẽ tiếp diễn. Tầm ảnh hưởng của các công ty công nghệ chưa bao giờ lớn hơn thế. Covid-19 nói riêng đã thúc đẩy 1 số doanh nghiệp, nhưng nó còn giúp 1 số khác trỗi dậy mạnh mẽ hơn."

Hiện tại, đã có những dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đang chạy theo lợi nhuận, với dòng tiền tăng lên nhanh chóng đối với 1 quỹ ETF đầu tư vào các đợt IPO của Renaissance Capital.

Matt McLennan – trưởng bộ phận giá trị toàn cầu của First Eagle Investment, cho hay: "Khi thị trường IPO rộng mở, thị trường có thể trở nên sôi động. Điều này cho thấy sự tự tin của nhà đầu tư và có thể họ đang quá tự mãn ở thời điểm này."

Tham khảo Financial Times

Theo Tổ quốc

Theo https://toquoc.vn/financial-times-con-sot-ipo-tren-pho-wall-lam-bung-len-moi-lo-ngai-ve-bong-bong-dotcom-20-420201212105711725.htm