Bộ đôi iPhone series-P siêu hiếm chạy HĐH "Acorn OS"
Bộ đôi iPhone siêu hiếm bạn đang nhìn thấy được biết như nguyên mẫu iPhone series-P. Máy chạy trên hệ điều hành “Arcorn OS”. Bộ biểu tượng và thao tác sử dụng sẽ khiến bạn liên tưởng tới thiết bị nghe nhạc di động nổi tiếng của Apple, iPod.
Hai báu vật trên được coi như “Chiếc chén Thánh” của giới công nghệ bởi nguyên mẫu thử nghiệm được phép xuất hiện trước công chúng, nhưng anh Plain là người luôn âm thầm tìm kiếm những bí mật như vậy của Apple trong hơn một thập kỷ năm qua. Một người bạn của anh là cựu nhân viên Apple, thành viên trong đội ngũ thế hệ iPhone đầu tiên đã nhượng lại cho anh Plain 2 chiếc iPhone vô giá này.
Cả hai chiếc iPhone series-P đều chạy HĐH Acorn OS. Ảnh: Hap Plain
|
Bộ đôi iPhone series-P của anh Plain xuất hiện lần đầu trong một video đăng tải hồi tháng 1/2017 trên Sony Dickson, một chuyên trang thu thập những tin đồn xung quanh các thiết bị Apple. Trong khi video trở thành hiện tượng trên Internet thì chủ sở hữu của nó lại phải giấu danh tính của mình để tránh bị luật sư của Apple làm phiền.
Thực tế, luật sư của Apple đã không ít lần gửi khiếu tại tới Dickinson (người điều hành trang Sonny Dickson). Nhưng ngược lại, những cựu nhân viên từng làm việc tại Cupertino trong quá trình phát triển chiếc iPhone đầu tiên lại tỏ ra vô cùng thích thú.
Bộ đôi này nằm trong số ít nguyên mẫu của thế hệ iPhone đầu tiên còn sót lại. Ảnh: Hap Plain
|
Phát biểu trên Cult of Mac, anh Plain cho biết: “Có khả năng cao là những nguyên mẫu iPhone series-P nằm trong dự án của Tony hoặc Steve”. Anh Plain nói: “Một trong những nguyên mẫu đó có thanh cuộn, trong khi chiếc còn lại có các biểu tượng và bàn phím mở được - và chúng ta đã biết lựa chọn cuối cùng của Apple. Đây là một trong những quyết định được thực hiện để phát triển những chiếc iPhone ngày nay. Đó là một phần quan trọng của lịch sử”.
Đội ngũ phát triển thế hệ iPhone đầu tiên
Tony Fadell (thứ 2 từ trái sang), Steve Jobs (giữa) và Cott Forstall (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Wired
|
Trong cuộc đua để phát triển thế hệ iPhone đầu tiên (iPhone 2G), ông Jobs đã duy trì 2 nhóm phát triển cạnh tranh với nhau ngay trong nội bộ công ty, nhằm mục đích tìm ra một nền tảng hệ điều hành hoàn hảo, tương tác hoàn toàn bằng thao tác chạm. Nhà thiết kế iPod, Tony Fadell điều hành một nhóm và nhóm còn lại nằm dưới sự quản ý của Giám đốc điều hành Mac, Scott Forstall.
Sản phẩm của nhóm Fadell được điều khiển qua giao diện sử dụng với một nút cuộn. Trong khi thiết bị còn lại từ nhóm Forstall sở hữu một bộ biểu tượng trông khá thô. Tất nhiên trong phiên bản iPhone thương mại đầu tiên được ra mắt, các biểu tượng này đã được tinh chỉnh, trở nên đẹp đẽ như trên HĐH iOS mà chúng ta biết tới ngày nay
Anh Plain nói: “Những chiếc iPhone này thực sự rất ngầu và câu chuyện phía sau chúng cũng tuyệt vời không kém”. Anh cho rằng chỉ có dưới 20 người từng được sở hữu những sản phẩm chưa từng được ra mắt này. Rất nhiều nguyên mẫu đã được sản xuất để các kỹ sư và thành viên nhóm phát triển thử nghiệm trước khi sản xuất hàng loạt.
Ban đầu, chúng có thể là một phiên bản thô, xấu xí để kiểm tra những thành phần linh kiện. Qua thời gian phát triển, hình thức nguyên mẫu có thể liên tục được chỉnh sửa cho tới khi hoàn thiện về cả phần mềm và phần cứng. Hàng chục, thậm chí hàng trăm nguyên mẫu không đạt yêu cầu có thể đã bị hủy và bộ đôi iPhone series-P còn lại của anh Plain là số ít còn sót lại.
Hap Plain và bộ sưu tập đồ sộ thiết bị nguyên mẫu Apple mà bạn chưa từng biết tới
Ngoài bộ đôi iPhone series-P mua lại từ một người bạn, anh Hap Plain sở hữu một bộ sưu tập đồ sộ nhiều thiết bị khác nhau gắn liền với 20 năm hoạt động của Apple, bao gồm máy tính PowerBook. iBook, Macintosh... mà bạn khó có thể tìm thấy ngày nay. Trong đó, chỉ tính riêng những nguyên mẫu liên quan tới thế hệ iPhone đầu tiên đã lên tới 20 chiếc.
Nhiều người đã bày tỏ sự thích thú với những thiết bị trong bộ sưu tập quý hiếm của anh. Trong năm 2018, nhà sưu tập ở California này đã bán được 1 chiếc máy tính Macintosh cầm tay, vỏ trong suốt với giá hơn 16.000 USD và 1 chiếc Macintosh cổ điển khác do chính anh phục chế với giá 22.000 USD.
Hap Plain chủ sở hữu của bộ sưu tập thiết bị nguyên mẫu Apple lớn nhất thế giới. Ảnh: Vox
|
Trả lời phỏng vấn của CNBC, anh Plain giải thích tiền không phải là mối quan tâm lớn nhất. Anh giải thích rằng đôi khi các thành viên của nhóm phát triển nhìn nhận nguyên mẫu khác với một người dùng thông thường: “Bởi các kỹ sư làm việc với chúng trong suốt thời gian hoàn thành dự án nên chúng có thể không mới lạ đối với họ”. Anh nói thêm: “Đôi khi họ bị buộc phải rời khỏi phòng thí nghiệm (yêu cầu nghỉ việc) và thể hiện thái độ khinh biệt với những sản phẩm mà họ từng gắn bó”. Anh Plain dự định sẽ liên kết với một viện bảo tàng để người có cùng niềm đam mê có thể tiếp cận với những nguyên mẫu quý hiếm này.