|
Ảnh minh họa. |
Được biết, dự án sẽ mua 13 đoàn tàu, loại tàu B1 của Trung Quốc với kết cấu mỗi đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ. Nhà sản xuất đoàn tàu là Công ty TNHH trang thiết bị tầu điện ngầm Bắc Kinh.
"Đoàn tàu hoạt động với tốc độ không cao, không đòi hỏi thiết kế khí động học nhưng vẫn cần dáng vẻ hiện đại, năng động với màu sắc, họa tiết trang trí trẻ trung, đậm đà bản sắc văn hóa thủ đô và dân tộc Việt Nam", văn bản của Ban Quản lý dự án đường sắt nêu rõ.
Tổng thầu Trung Quốc đã trình nộp 6 phương án thiết kế ngoại thất gồm: phương án 1, 2 và 3 đều có hình dáng đầu tàu hình tròn tù, gần với hình dạng đầu tàu cổ điển. Phương án 4 và 5 phần cản trước bo tròn về phía sau.
Về nội thất, tổng thầu cũng đưa ra 4 phương án. Cụ thể, phương án 1 bố trí hai hàng cột cong về phía cửa sổ, hàng cột giữa dọc theo lối đi giữa toa cho phép hành khách đứng bám ổn định khi đông người. Thiết kế này cũng làm tăng không gian cho hành khách khi phải đứng trên tàu.
Phương án 2 thiết kế lấy ý tưởng từ hình ảnh lá sen, loài hoa mang đậm bản sắc dân tộc Việt.
Trên cơ sở nghiên cứu phương án thiết kế trên và mô hình tàu mẫu tuyến Metro số 1 TP.HCM, cũng như đặc trưng của Hà Nội, Ban Quản lý dự án đường sắt đề xuất lựa chọn phương án thiết kế ngoại thất với đầu tàu theo phương án 6.
Họa tiết trang trí lựa chọn biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa đầu tàu, tại vị trí nổi bật, phía dưới là dòng chữ Cát Linh - Hà Đông.
Trước đó, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông đã có báo cáo kết quả thẩm định phê duyệt dự toán chi phí đoàn tàu của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, trong đó chi phí mua đoàn tàu lên tới hơn 63,2 triệu USD.
Hiện Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng thầu EPC phải thay đổi nhân sự từ tổng giám đốc điều hành tới nhân sự về quản lý liên quan, kỹ thuật, an toàn, chất lượng, nhân viên thiết kế… để dự án không chậm thêm nữa.
Trước đó, TGĐ Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) Lê Kim Thành cho biết, tiến độ dự án tiếp tục chậm tiến độ có nguyên nhân do tổng thầu EPC để xảy ra nhiều tồn tại. Nhất là năng lực, kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp của tổng thầu không cao.
Bộ trưởng Thăng nói: "Nếu Tập đoàn Cục 6 không chấp nhận, tôi sẽ báo cáo Chính phủ chấm dứt hợp đồng với Tập đoàn Cục 6 và kiến nghị thay Tổng thầu khác. Đây là cơ hội cuối cùng để Tập đoàn Cục 6 khắc phục và sửa sai.
Sau những sự cố về tai nạn, khả năng kéo dài thời gian dự án là điều khó tránh khỏi. Điều này sẽ càng làm cho vốn đầu tư bị “đội” lên thêm mà chưa biết đâu là điểm dừng".
Mới đây theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, so với hợp đồng ký kết, dự án hiện chậm gần 2 năm và tiến độ điều chỉnh lại phải hoàn thành vào 31/12/2015. Dù có chỉ đạo quyết liệt, nhưng thực tế dự án gặp nhiều khó khăn do năng lực nhà thầu, điều hành của Ban QLDA và giải phóng mặt bằng.
Đồng thời yêu cầu Tổng thầu EPC phải thay đổi nhân sự từ tổng giám đốc điều hành tới nhân sự về quản lý liên quan, kỹ thuật, an toàn, chất lượng, nhân viên thiết kế… để dự án không chậm thêm nữa.
Như vậy, theo tính toán sơ bộ vốn cho dự án này sẽ phải điều chỉnh từ 525 triệu USD tăng thêm 250 triệu USD. Vì thế, nên VN vô vùng khó khăn, trong việc tìm nhà tài trợ.
“Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép tăng vốn để làm cơ sở tiếp tục vay vốn của Ngân hàng XNK Trung Quốc. Ngân hàng này cũng đã khẳng định việc bổ sung vốn này là cần thiết song đang yêu cầu tiêu hết số tiền đang có (vẫn còn khoảng 40%) sau đó sẽ tiếp tục đàm phán để vay bổ sung”, ông Lộc cho hay.
Trong khi, việc mua sắm đoàn tàu cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cần có trên 1.300 tỉ đồng (63 triệu USD). Trước gánh nặng đội vốn, chậm tiến độ kèm theo mua sắm tàu, là khung cảnh vô cùng khó khăn với VN.
Đến ngày, 4/1, khi làm việc với tổng thầu Trung Quốc dự án đường sắt trên cao, Bộ trưởng GTVT nói thẳng không tin vào lời hứa và nhận trách nhiệm của Tổng thầu.
Theo Báo Đất Việt