Du lịch miền Trung còn manh mún, thiếu định hướng và khai thác kiểu cạn kiệt!

VietTimes -- Ngày 10/6, Bộ VH, TT & DL phối hợp UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Diễn đàn Du lịch miền Trung - Tây Nguyên với chủ đề "Du lịch miền Trung-Tây Nguyên hướng tới đẳng cấp thương hiệu"
Ngày 10/6, Bộ VH, TT & DL phối hợp UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Diễn đàn Du lịch miền Trung - Tây Nguyên với chủ đề "Du lịch miền Trung-Tây Nguyên hướng tới đẳng cấp thương hiệu"
Ngày 10/6, Bộ VH, TT & DL phối hợp UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Diễn đàn Du lịch miền Trung - Tây Nguyên với chủ đề "Du lịch miền Trung-Tây Nguyên hướng tới đẳng cấp thương hiệu"
Sự kiện do Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Bộ VH, TT &DL Vương Duy Biên và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu chủ trì và sự tham dự của gần 200 đại biểu đại diện Bộ ban ngành, 19 tỉnh thành, các nhà đầu tư, kinh doanh, viện nghiên cứu, trường đại học...
Diễn đàn là một trong những hoạt động trọng tâm của Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI- 2017. Và kết quả của diễn đàn là bước khởi đầu cho sự chuyển biển tích cực từ nhận thức đến hành động, góp phần phát triển thương hiệu đẳng cấp cho du lịch miền Trung - Tây Nguyên  nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ VH, TT & DL Vương Duy Biên  ghi nhận những đóng góp tích cực của du lịch miền Trung - Tây Nguyên đối với sự phát triển du lịch chung của cả nước. Đây là địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trong những năm gần đây, du lịch của một số địa phương trong khu vực có sự chuyển mình tích cực cho sự phát triển kinh tế và tái cơ cấu kinh tế địa phương. Tuy nhiên, du lịch miền Trung - Tây Nguyên chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng, kỳ vọng; chưa tạo dựng được những thương hiệu đẳng cấp quốc tế, để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu thừa nhận, nhận thức của người dân trong việc phát triển du lịch còn chưa cao, khiến công tác phát triển du lịch của địa phương gặp khó khăn,  gây ảnh hưởng nỗ lực đến nhà đầu tư. Mong muốn qua diễn đàn, tỉnh Quảng Nam và các địa phương khác sẽ định hướng hội nhập, đầu tư, chính sát đột phá trong phát triển du lịch miền Trung Tây Nguyên, cũng như quản lý điểm đến và môi trường kinh doanh du lịch, tạo dựng hình ảnh điểm đến du lịch...     Đồng quan điểm với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thì cho rằng, tiềm năng du lịch miền Trung - Tây nguyên vẫn còn lớn nhưng chưa được tận dụng tốt, nhiều cơ sở cho sự phát triển bền vững, định hướng đẳng cấp cao đã và đang bị xói lở như: rừng ở Tây Nguyên bị huỷ hoại, bờ biển miền Trung bị xói lở, di sản văn hóa hư hại, bản sắc văn hoá địa phương bị xói mòn...  “Mô hình kinh tế ở đây hướng tới khai thác cạn kiệt tài nguyên và các nguồn lực sẵn có; thi hành chiến lược Công nghiệp hóa theo hướng không định hướng công nghệ cao, chỉ tập trung phát triển các ngành công nghiệp "cổ điển", bỏ qua nguyên tắc lợi thế, bỏ rơi nông nghiệp và du lịch - dịch vụ. Bên cạnh đó, còn có quan điểm "Nhà nước làm du lịch"”, PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chia sẻ.
Du lịch các tỉnh miền  Trung-Tây nguyên cần có sự liên kết với chiến lược đồng bộ và rõ nét hơnDu lịch các tỉnh miền Trung-Tây nguyên cần có sự liên kết với chiến lược đồng bộ và rõ nét hơn

Bên cạnh đó, PGS.TS. Trần Đình Thiên cũng chỉ ra cách phát triển du lịch Việt Nam là thiếu định hướng chiến lược hướng tới đẳng cấp cao một cách rõ rệt. Duy trì mô thức phát triển du lịch định hướng "sản lượng khách" quá lâu, kéo theo nhiều hệ luỵ. Chưa nhận thức đầy đủ thế mạnh của du lịch Việt Nam như một tổng thể liên kết thương hiệu để định vị Việt Nam như một địa chỉ du lịch khác biệt và đẳng cấp. 

“Phát triển du lịch theo lối truyền thống "mạnh ai nấy làm", cạnh tranh "gà nhà", "ăn xổi" và "cùng xuống đáy". Phân tán, manh mún, địa phương chủ nghĩa nên tranh chấp lợi ích, kiềm chế nhau ở tất cả các cấp độ”, PGS.TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh.