Đối phó Trung Quốc, Mỹ lên nhiều kịch bản xung đột Biển Đông

VietTimes -- Năm 2016 là một năm nóng bỏng trong nhiều năm căng thẳng mối quan hệ Mỹ Trung. Thực hiện chiến lược duy trì và thống trị hải dương, các nhà chiến lược gia của Nhà Trắng và Lầu Năm góc đưa ra nhiều kịch bản cho cuộc xung đột Mỹ-Trung.
Quân đội Mỹ và Philippines tập trận
Quân đội Mỹ và Philippines tập trận

Cuộc chiến hoàn toàn không đơn giản – cuộc chiến của hai cường quốc hạt nhân. Yếu tố then chốt thúc đẩy các chiến lược gia nghiên cứu kịch bản chiến tranh là những tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa Philiphines và Trung Quốc có thêm sự ủng hộ từ phía Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ với Manila.

Nghi lễ khởi đầu cuộc diễn tập thường niên Balikatan Mỹ - Philiphines

Cách đây không lâu, Cụm tàu sân bay tấn công chủ lực USS John C. Stennis (Carrier Strike Group - CSG) xuất phát từ căn cứ cảng quân sự ở Bremerton, Washington đã hải hành trên vùng nước Biển Đông thực hiện nhiệm vụ tuần tra và đi qua eo biển Luzon giữa Đài Loan và Philippines. Hộ tống tàu sân bay Stennis bao gồm các tàu tuần dương tên lửa USS Antietam và USS Mobile Bay cũng các tàu khu trục tên lửa USS Stockdale và USS Chung-Hoon.

Khoảng 5 nghìn lính Mỹ và 4 nghìn binh sĩ Philippines từ ngày 04.04 đã tiến hành cuộc tập trận thường niên Balikatan (Vai kề vai), được coi là nhằm biểu dương sức mạnh trước thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Mỹ điều 55 chiến đấu cơ, đưa hệ thống pháo phản lực HIMARS tham gia, 200 quân nhân, bao gồm lực lượng đặc nhiệm vẫn đồn trú ở căn cứ không quân Clark, cùng với 3 máy bay trực thăng tấn công Pave Hawk, máy bay thực hiện nhiệm vụ đặc biệt MC-130H Combat Talon II và 5 máy bay cường kích chiến trường A-10. Mỹ hứa sẽ viện trợ khoảng 40 triệu USD tăng cường các hoạt động chia sẻ thông tin tình báo, giám sát và tuần tra biển.

Cuộc tập trận Balikatan kéo dài 11 ngày có mục đích chứng tỏ Philippines, cho dù yếu hơn rất nhiều về mặt quân sự, vẫn có thể đối mặt được với Trung Quốc với sự giúp đỡ của đồng minh lâu đời là Mỹ.

Trên quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã đưa hệ thống đài radar cảnh báo sớm, hệ thống tên lửa phòng không HQ-9, tên lửa chống tàu YJ-62, tên lửa tầm gần HQ-6, hệ thống hỏa lực đánh chặn tầm gần CIWS LD-2000, thử nghiệm đưa máy bay tiêm kích đa nhiệm J-11 ra đảo Phú Lâm.

 

Thi đấu xạ kích trong cuộc diễn tập thường niên Balikatan - Philiphines

Mặc dù Mỹ không chính thức tuyên bố ủng hộ Philiphines về chủ  quyền quần đảo, nhưng hoàn toàn để ngỏ khả năng yểm trợ theo hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ- Philippines ký kết ngày 30/8/1951 và Hiệp ước quốc phòng mới ký kết ngày  8/03/2016. Có thể Mỹ không trực tiếp đưa lực lượng quân sự tham chiến những xung đột vũ trang quanh đảo nhỏ, nhưng sự can thiệp có thể đến từ nhiều hướng khác nhau..

Như vậy, thực tế Philiphines đã có quyền “liên minh phòng thủ”. Có nghĩa là có quyền yêu cầu được yểm trợ từ phía đồng minh, có thể tiến hành ngay khi Philiphines chỉ bị đe dọa tấn công. Tất nhiên xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Philiphines không phải là cuộc chiến dài ngày và đơn giản, những những hành động gần đây cho thấy, Bắc Kinh cũng không lùi trước những phản ứng cứng rắn từ phía Mỹ. Vấn đề còn lại là Trung Quốc có thể khởi động xung đột hay không và khởi động bằng cách nào?

Dựa theo những cáo buộc từ phía Manila và những hành động gần đây, có thể dự đoán, tính khả thi nhiều hơn là Trung Quốc sẽ tiến hành bồi đắp một hoặc một vài đảo nhân tạo trong vùng nước tranh chấp với Philiphines và đây chính là ngòi nổ gây ra xung đột trên biển Đông.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự: Trung quốc có ưu thế vượt trội về binh lực. PLA có khoảng 2,5 triệu quân, Philiphines có khoảng 125 nghìn quân trong đó có hơn 85 nghìn quân thuộc lực lượng lục quân. Nhưng cuộc chiến sẽ diễn ra trên không và trên biển là chủ yếu.

Biên chế Hải quân Philippines có 2 tàu tuần tra lớp Hamilton (BRP Gregorio del Pilar và BRP Ramon Alcaraz) từ lực lượng tuần duyên bờ biển Mỹ. Đây là những tàu chiến lớn nhất của Philippines với lượng giãn nước tới 3.250 tấn nhưng biên chế rất yếu, không đủ khả năng tác chiến chống tàu.

Philippines có một tàu pháo lớp Canon mang tên BRP Rajah Humabon mua lại từ Mỹ năm 1978. Hỏa lực của Rajah Humabon so với Hamilton mạnh hơn với 3 tháp pháo 76mm, 3 pháo phòng không 40mm, 6 pháo phòng không 20mm và 4 súng máy hạng nặng 12,7mm. Với hệ thống vũ khí này, Rajah Humabon được xem như là một pháo hạm thuần túy.

Ngoài Hamilton và Canon, trong biên chế của hải quân Philiphines có 11 tàu hộ tống (lượng giãn nước 900-1.000 tấn) và 41 tàu tuần tra cao tốc (lượng giãn nước trên dưới 300 tấn) làm nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ bờ biển. Các tàu này vũ trang nhẹ với pháo hạm và súng máy phòng không.

Đối tượng tác chiến của Philiphines trên biển Đông trước mắt sẽ là hạm đội Nam Hải với binh lực khoảng 95 nghìn người, ngoại trừ tuần dương hạm  Nam Xương (lớp 935).. – kỳ hạm còn có 11 tàu khu trục, 17 tàu hộ tống hạm tên lửa Frigate, 10 hộ tống hạm hạng nhẹ , 8 tàu ngầm diesel điện, 13 tàu đổ bộ, 6 tàu vận tải đổ bộ, 4 tàu đổ bộ hạng nhẹ.

Ngoài ra, hạm đội Nam Hải có lực lượng Không quân rất mạnh, tương đương với 3 sư đoàn không quân và hai lữ đoàn lính thủy đánh bộ, lữ đoàn 1 và 164.

Tuy không nằm trong thành phần Hạm đội Nam Hải nhưng Trung Quốc đã duy trì tại Biển Đông một số lực lượng bán vũ trang lớn như Hải giám, Ngư chính và Tuần ngư với hơn 120 tàu thuyền các loại có lượng dãn nước từ vài trăm tấn đến dưới 1.200 tấn. Các tàu này được trang bị vũ khí bộ binh hạng nhẹ.

Với lực lượng Hải quân mỏng và yếu như Philiphines, để chế ngự và tổ chức bồi đắp những bãi cạn mà Philiphines tuyên bố chủ quyền, ví dụ như bãi cạn, Trung Quốc không cần dùng Hải quân và cũng không cần một cuộc tấn công chớp nhoáng vào lực lượng bảo vệ bờ biển, Bắc Kinh sẽ sử dụng lực lượng tàu cá lượng giãn nước lớn, hải cảnh, ngư chính có sự yểm hộ của lực lượng Hải quân hạm đội Nam Hải.

Sẽ khó để hình dung phương thức tác chiến của Trung Quốc, nhưng mô hình dễ nhận biết nhất và cũng hoàn hảo nhất có lẽ là chiến dịch hạ đặt giàn khoan dầu khổng lồ HD 981.

Theo thông tin mà Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) cho biết, ngày 13.07.2014, trong cuộc tranh chấp xung quanh HD 981, Trung Quốc duy trì cao điểm nhất là khoảng 110-115 tàu các loại, trong đó có 43-44 tàu hải cảnh, 15-16 tàu vận tải, 16-17 tàu kéo, 31-33 tàu cá vỏ sắt và 5 tàu quân sự hoạt động quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Trong tình huống khác, khi Trung Quốc muốn bồi đắp một bãi cạn, Bắc Kinh sẽ huy động một lực lượng có thể sẽ lớn hơn nhiều lần, xét từ góc độ Philiphines là đồng minh của Mỹ.

Chiến thuật bồi đắp bãi cạn có xu hướng diễn ra theo các bước như sau:

Bước 1: Tăng cao mật độ tàu cá và tàu Hải cảnh quanh khu vực xâm lấn, sử dụng sức mạnh tàu vỏ trắng đẩy lùi các cuộc can thiệp của Hải quân và cảnh sát biển Philiphines.

Bước 2: Điều động tàu xúc vét bồi đắp đảo, tăng cường lực lượng các loại tàu khác đánh chặn, đâm húc phía bên ngoài. Các tàu vỏ trắng lộ rõ khả năng có thể sử dụng tên lửa phòng không, pháo hạm sẵn sàng chiến đấu. Một cụm binh lực bao gồm các khu trục hạm tên lửa trang bị HQ-9, khinh hạm tên lửa, tàu đổ bộ và các hạm tàu phụ trợ khác sẵn sàng chiến đấu. Đồng thời Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao song song cùng với một chiến dịch cổ vũ tinh thần dân tộc cực tả.

Bước 3: Xung đột phi sát thương gia tăng, các tàu dân sự và bán dân sự tăng cường va chạm, đâm húc và sẵn sàng đánh chìm, phá hoại tàu đối phương. Cụm binh lực hải quân trên biển sẽ có thêm sự yểm trợ của không quân hải quân.

Bắc Kinh ồ ạt bồi đắp đảo ngày đêm với tốc độ cao nhất, nếu thống kê từ các hoạt động bồi đắp đảo vừa qua. Trung Quốc chỉ cần khoảng 3 tháng đã có chỗ đứng chân cho lực lượng lính thủy đánh bộ và chiến dịch được coi là thành công.

Trước một chiến dịch như vậy, Manila có hai lựa chọn khó khăn: Một – tiến hành một chiến dịch đấu tranh đối ngoại, bằng các biện pháp chính trị như đã từng làm, quyết liệt lên án các hành động của Bắc Kinh trên trường quốc tế. Hai – chủ động tấn công tàu Trung Quốc trên cơ sở xâm phạm chủ quyền, hành động này sẽ khiến PLA đáp trả và Philiphines tuyên bố chiến tranh.

Rõ ràng, với vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, với những dự án đầu tư nhiều tỷ USD trải rộng toàn cầu, khả năng giành thắng lợi và buộc Bắc Kinh phải rút ra khỏi bãi cạn tranh chấp là điều cực kỳ khó khăn. Trung Quốc có đủ tiềm lực để kéo dài thời gian và coi đó như chuyện đã rồi, với Philiphines – đó sẽ là tổn thất.

Manila nếu muốn giữ đảo chìm, buộc phải nổ súng và tuyên bố chiến tranh chống xâm lược, gánh chịu tổn thất ban đầu, có thể rất lớn, nhưng đó là việc phải làm.

Điều đó cho phép Mỹ, theo những tuyên bố của Lầu Năm Góc, có thể khẩn cấp lập cầu hàng không tăng cường viện trợ cho Philiphines, nhanh chóng phát triển quân đội, đặc biệt là Lực lượng tên lửa đạn đạo và Hải quân để chống lại Bắc Kinh.

Trong một điều kiện khác, trước sức tấn công dữ dội của Hải quân Trung Quốc, đánh phá vào lãnh thổ Philiphines, Manila sẽ kêu gọi Mỹ trực tiếp tham chiến yểm trợ quân đội Philiphines

Mỹ có thể không đưa các tàu sân bay và chiến hạm trực tiếp đối đầu với hải quân Trung Quốc, nhưng sự tham chiến của Mỹ giới hạn ở mức yểm trợ hỏa lực tầm xa theo quan điểm của Học thuyết tác chiến Không – Hải.

Trên cơ sở của hiệp ước “Liên minh phòng thủ”, Mỹ sẽ tấn công răn đe bằng tên lửa hành trình tất cả các sân bay, hải cảng và căn cứ quân sự của Trung Quốc ven biển, một phần hạ tầng cơ sở quân sự của Trung Quốc sẽ bị phá hủy và trong vòng hai tuần, không quân Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn để lựa chọn giải pháp phản kích.

Vũ khí trang bị trên các hạm tàu của Trung Quốc rất mạnh, đặc biệt là lực lượng phòng không, nhưng nếu không có không quân yểm trợ, trinh sát và cảnh báo sớm, hiệu quả tác chiến sẽ thấp hơn rất nhiều. Một số chiến hạm nhỏ của Trung Quốc có thể sẽ bị các tổ hợp tên lửa do Mỹ viện trợ bố trí trên các đảo tiêu diệt.

Pháo phản lực - tên lửa đạn đạo HIMARS, Lầu Năm Góc hứa cung cấp cho Philiphines trong tình huống xảy ra xung đột

Tên lửa đạn đạo cũng tấn công vào khu vực tập trung lực lượng, tấn công vào khu vực đảo chìm, nơi có nhiều tàu các loại của Trung Quốc đóng giữ. Hạm đội Nam Hải sẽ bị tổn thất một số chiến hạm nhỏ và buộc phải co về tuyến phòng ngự, chiến hạm của Philiphines tiến vào vùng nước xung đột.  

Trung Quốc phản kích bằng cách tấn công tên lửa đạn đạo vào các căn cứ có quân đội Mỹ đồn trú trên lãnh thổ Philiphines cũng như các cơ sở hạ tầng quân sự của Philiphines. Chắc chắn sẽ có tổn thất, nhưng điều đó đồng nghĩa với mục đích thống trị biển Đông của Trung Quốc sụp đổ. Bắc Kinh sẽ nhanh chóng tìm giải pháp ngừng bắn và đối thoại chính trị.

Trận chiến kết thúc với những thiệt hai nặng nề về binh lực của Philiphines, mục đích không hoàn thành của Trung Quốc ngoại trừ những tuyên bố hùng hồn trên bình diện “ngoại giao sức mạnh”.

Theo số liệu thống kế, đến năm 2015 trong biên chế của Lầu Năm Góc sẽ có khoảng từ 1.500 – 1.800 tên lửa hành trình phóng từ biển và trên không thực hiện đòn công kích đầu tiên, đến năm 2020 số lượng tên lửa hành trình sẽ là 2500 – 3000 tên lửa. Đây chính là vũ khí răn đe và ngăn chặn hữu hiệu khả năng mở rộng xung đột.

Cuộc xung đột sẽ không có sự tham gia của vũ khí hạt nhân. Thực tế cho thấy, việc sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân đem lại hậu quả tàn khốc với cường quốc về dân số và nền kinh tế phát triển. Vành đai phòng thủ tên lửa quanh đại lục, đặc biệt là hệ thống tên lửa Patriot của Nhật Bản, hệ thống đánh chặn tên lửa trên biển trang bị tên lửa SM – 3 và radars Aegic hoàn toàn có khả năng tiêu diệt hầu hết các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân phóng lên từ Trunng Quốc.

Những phân tích cho thấy, khả năng xảy ra một xung đột vũ trang bắt đầu từ phía Trung Quốc rất thấp. Nhưng để bảo vệ quyền thống trị biển khơi, người Mỹ mạnh mẽ ủng hộ chính quyền Manila trong vấn đề phát triển quân đội Philiphines và hình thanh một vành đai Anacoda quanh Trung Quốc.

Nhân tố quan trọng nhất của vành đai là Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước mà Philiphines có quan hệ tốt, trên lãnh thổ hai nước đều có các căn cứ quân sự Mỹ, hai nước đều tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa chung và đều có thể viện trợ cho Philiphines vì lợi ích của chính mình.  

 Cuộc chiến trong tương lai Mỹ - Trung với động lực là Philiphines bằng vũ lực thực tế khó xảy ra, Washington đang nỗ lực tăng cường lực lượng ở Philiphines và tuyên bố cùng với lực lượng hải quân nước này tham gia vào các hoạt động tuần tiễu và giám sát tự do hàng hải. Trong vành đai phong tỏa Tây Thái Bình dương, Trung Quốc sẽ thực hiện những động thái mạnh hơn nhằm củng cố vị thế của mình và đẩy lùi Mỹ ra khỏi vùng nước biển Đông.

Các sự kiện đầu năm 2016 là tín hiệu sớm cho một năm rất nóng trong mối quan hệ các quốc gia liên quan đến vùng nước hẹp mang ý nghĩa chiến lược của thế giới này.

 TTB