Doanh số PC trên toàn thế giới giảm ở mức chưa từng có

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Theo những phân tích mới đây từ IDC, Gartner và Canalys cho thấy doanh số PC toàn cầu đã sụt giảm nghiêm trọng trong quý cuối cùng của năm 2022. 
Ảnh: Tech Wire Asia
Ảnh: Tech Wire Asia

Thị trường PC dường như đã bùng nổ trong thời kỳ đại dịch - doanh số bán hàng và nhu cầu tăng ở mức chưa từng có. Tuy nhiên, sự bùng nổ không kéo dài lâu và trên thực tế, năm 2022 là năm thị trường PC bắt đầu chứng kiến sự sụt giảm về nhu cầu và doanh số. Dữ liệu do các công ty nghiên cứu công bố trong tuần này chỉ ra rằng các lô hàng PC trên toàn thế giới tiếp tục sụt giảm.

“Rõ ràng là sự bùng nổ đại dịch đã qua đối với thị trường PC”, International Data Corporation (IDC) cho biết trong báo cáo theo dõi thiết bị máy tính cá nhân hàng quý trên toàn thế giới được phát hành vào đầu tuần này. Dữ liệu của IDC cho thấy các lô hàng PC truyền thống trên toàn cầu đã giảm xuống dưới mức dự đoán trong quý 4 năm 2022 với 67,2 triệu PC được xuất xưởng, giảm 28,1% so với năm trước. Công ty phân tích thị trường Gartner Inc cũng đã báo cáo tổng doanh số quý cuối cùng của năm 2022 thấp hơn một chút là 65,3 triệu chiếc, giảm 28,5% so với cùng kỳ năm trước.

Gartner nhấn mạnh rằng con số này đánh dấu sự sụt giảm lô hàng theo quý lớn nhất kể từ khi công ty bắt đầu theo dõi thị trường PC vào giữa những năm 1990. “Trong năm, lượng PC xuất xưởng đạt 286,2 triệu chiếc vào năm 2022, giảm 16,2% so với năm 2021”, tuyên bố của Gartner viết. Được biết, dữ liệu phân tích từ Canalys cũng cho thấy thị trường PC toàn cầu kết thúc năm 2022 không mấy khả quan, với tổng lượng máy tính để bàn và máy tính xách tay xuất xưởng giảm 29% xuống còn 65,4 triệu chiếc trong Quý 4 năm 2022.

“Đây là quý giảm thứ tư liên tiếp do chi tiêu trong mùa nghỉ lễ bị giảm sút trong bối cảnh môi trường kinh tế ngày càng xấu đi. Qua đó kết thúc cả năm 2022 ở mức 285,1 triệu chiếc, giảm 16% so với mức cao nhất của năm 2021 khi tất cả sản phẩm ở nhiều phân khúc đều có nhu cầu khổng lồ”, công ty nghiên cứu công nghệ cho biết.

Cả ba công ty đều chỉ ra rằng nhiều nhà cung cấp lớn bước vào năm 2023 với sự thận trọng. Nhiều chuyên gia nghiên cứu tin rằng một số dòng sản phẩm có thể tăng trưởng trở lại vào cuối năm 2023 và toàn bộ thị trường sẽ khởi sắc vào năm 2024. “Các quý sụt giảm liên tiếp rõ ràng vẽ nên một bức tranh ảm đạm về thị trường phó chủ tịch nhóm theo dõi thiết bị tiêu dùng và di động toàn cầu của IDC Ryan Reith cho biết.

“Không nghi ngờ gì khi chúng ta nhìn lại vào thời điểm này rằng sự thăng trầm của thị trường PC sẽ là một kỷ lục, nhưng rất nhiều cơ hội vẫn còn ở phía trước. Chúng tôi tin chắc rằng thị trường có tiềm năng phục hồi vào năm 2024 và chúng tôi cũng nhìn thấy nhiều cơ hội trong suốt thời gian còn lại của năm 2023,” ông nói thêm.

Mặt khác, nhà phân tích cấp cao Ishan Dutt của Canalys cũng tin rằng “môi trường đầy thách thức này đối với ngành PC được dự đoán sẽ kéo dài đến nửa cuối năm sau.” Mikako Kitagawan, giám đốc phân tích của Gartner, cho rằng nhu cầu PC suy giảm là do dự đoán về suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng và lãi suất cao hơn.

“Vì nhiều người tiêu dùng đã có những chiếc PC tương đối mới được mua trong thời kỳ đại dịch, nên việc thiếu khả năng chi trả đang lấn át mọi động lực mua hàng, khiến nhu cầu PC của người tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm”.

Ông Kitagawa cũng nhấn mạnh nhu cầu PC của các doanh nghiệp bắt đầu giảm như thế nào vào quý 3 năm 2022, nhưng thị trường hiện đã chuyển từ trạng thái mềm sang suy thoái. Ông kết luận: “Những người mua doanh nghiệp đang kéo dài vòng đời của PC và trì hoãn việc bán hàng, có nghĩa là thị trường doanh nghiệp có thể sẽ không tăng trưởng trở lại cho đến năm 2024”.

Nhìn chung, cả ba công ty nghiên cứu đều thừa nhận mức độ tồn kho PC cao được tích trữ nửa đầu năm 2022 đã ảnh hưởng đến toàn ngành như nào khi nhu cầu người dùng thay đổi. Gartner lưu ý trong tuyên bố của mình: “Nguồn cung PC thấp do nhu cầu cao và sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong suốt năm 2021 nhanh chóng trở thành tình trạng dư thừa nguồn cung khi nhu cầu chậm lại một cách nhanh chóng và đáng kể”.

Doanh số bán PC giữa những công ty trong ngành

Theo IDC, Gartner và Canalys, Lenovo đã dẫn đầu trên thị trường PC trong quý cuối cùng của năm 2022, với tổng số lô hàng xuất xưởng là 15,5 triệu chiếc, giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, Lenovo nay chỉ còn giữ được 24% thị phần, công ty đã trải qua sự sụt giảm mạnh nhất kể từ khi Gartner bắt đầu theo dõi thị trường PC.

Các lô hàng của Lenovo đã giảm ở tất cả các khu vực ngoại trừ Nhật Bản, giảm hơn 30% ở EMEA và Châu Mỹ Latinh. Canalys nhấn mạnh rằng Lenovo cũng là nhà cung cấp PC sở hữu doanh số lớn nhất trong cả năm 2022, đạt 68,1 triệu chiếc, giảm 17% so với năm 2021. Xếp thứ hai là HP, cũng có lượng hàng bán ra giảm 29% trong quý 4 xuống còn 13,2 triệu chiếc các đơn vị. Trong cả năm 2022, doanh số bán hàng giảm 25% xuống còn 55,2 triệu chiếc.

Vị trí thứ ba là Dell chịu sự sụt giảm lớn nhất trong số các nhà cung cấp hàng đầu trong quý 4, với số lượng xuất xưởng giảm 37% xuống còn 10,8 triệu chiếc. Theo dõi của Gartner chỉ ra rằng HP và Dell đã trải qua những đợt sụt giảm mạnh trong lịch sử. “HP bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại thị trường EMEA, nơi các lô hàng giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với Dell, sự sụ giảm nhu cầu từ các khách hàng doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến các lô hàng trong nửa cuối năm 2022”, Gartner lưu ý trong phân tích của mình.

Theo Tech Wire Asia