Đô đốc Mỹ: Biển Đông là dành cho tất cả thế giới

Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Tác chiến Hải quân Mỹ (CNO) trong hội nghị hải quân quốc tế, được tổ chức tại Viên, Ý tuyên bố: Chúng ta không bàn về vấn đề biển của anh hay biển của tôi. Đây là biển dành cho mọi người. Không có ai sở hữu nó, đây là vùng biển mở, vùng biển quốc tế”.
Đô đốc John Richardson, tư lệnh tác chiến mới của Hải quân Mỹ, nói chuyện với các thủy thủ trên bờ sông Manama tại Bahrain ngày 18. Richardson đã công du vòng quanh thế giới, đến thăm các thủy thủ và gặp gỡ các đối tác nước ngoài.
Đô đốc John Richardson, tư lệnh tác chiến mới của Hải quân Mỹ, nói chuyện với các thủy thủ trên bờ sông Manama tại Bahrain ngày 18. Richardson đã công du vòng quanh thế giới, đến thăm các thủy thủ và gặp gỡ các đối tác nước ngoài.

Đô đốc John Richardson, nhận chức vụ Tư lệnh Tác chiến Hải quân Mỹ (CNO) vừa một tháng đã dành gần nửa thời gian đó để đi vòng quanh thế giới, thực hiện chuyến công tác đến Hawaii, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vịnh Ba Tư và Ý nhằm đánh giá tình hình năng lực sức mạnh hải quân toàn cầu và thực hiện các cuộc gặp với các đối tác quốc tế

Ông đưa ra những đánh giá về các hoạt động của hai lực lượng hải quân Nga và Trung Quốc, cả hai theo nhiều cách khác nhau đang trở thành những thách thức trên trường quốc tế.

Đô đốc Richardson, trong cuộc phỏng vấn vào thứ Năm với tờ Defense News, đã trả lời câu hỏi về tuyên bố của đô đốc Trung Quốc hồi đầu tháng Chín về Biển Đông, vùng nước đang gia tăng căng thẳng vì những mâu thuẫn địa chính trị.

Trên biển Đông Trung Quốc đã bồi đắp các đảo nhân tạo và xây dựng căn cứ quân sự phi pháp. Trung Quốc cũng có những tranh chấp gay gắt về chủ quyền với một số quốc gia trên vùng biển này.

Trong tuyên bố đó, Phó Đô đốc Yuan Yubai, tư lệnh trưởng hạm đội Bắc Hải của hải quân Trung Quốc nói: "Biển Đông, như tên quốc tế cho thấy, là vùng biển thuộc về Trung Quốc. Kể từ triều đại nhà Đường trong một thời gian dài trước đây, người dân Trung Quốc đã khai thác và sản xuất hải sản trên vùng biển này".

Cũng trong ngày 14.09, đô đốc Yuan cũng phát biểu về những nỗ lực của Trung Quốc trong lĩnh vực đảm bảo an ninh hàng hải trên vùng biển quốc tế - sứ mệnh mà Mỹ đang đảm trách.

Đô đốc Richardson không bị đánh lừa bởi những tuyên bố đó:

“ Vấn đề phải được định hướng rõ ràng, yêu cầu đảm bảo cho sự thịnh vượng chung, tuân thủ hệ thống luật pháp quốc tế và những chuẩn mực chung được công nhận”,  đô đốc Richardson nói. “Một điều khá ngạc nhiên là một trong số những nước đưa ra những đòi hỏi trái ngược lại…lại là nước phát triển thịnh vượng nhờ ánh sáng của hệ thống luật pháp quốc tế và những chuẩn mực quốc tế chung.”

Richardson phát biều điều này tại Viên, Ý, nơi ông tham dự một hội nghị về hải quân trong khu vực.

“Bạn đang nói về cách tiếp cận vấn đề của một liên minh, một quốc gia. Tôi ủng hộ một hệ thống mà trong đó trên tất cả các cấp độ, các quốc gia tham gia càng nhiều càng tốt. Chúng ta không bàn về vấn đề biển của anh hay biển của tôi. Đây là biển dành cho mọi người. Các bạn nên biết 30 % vận tải thương mại hàng hải thế giới đi qua biển Đông. Không có ai sở hữu nó, đây là vùng biển mở, vùng biển quốc tế”.

Hải quân Mỹ đang chuẩn bị cho một chuyến hải hành ở biển Đông, thể hiện quan điểm tự do hàng hải của mình bằng cách đi qua vùng nước gần những đảo mới bồi đắp của Trung Quốc. Nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho biết, khu trục hạm Lassen đã sẵn sàng cho chuyến hải trình  như Mỹ đã tuyên bố, nhưng vẫn chưa thực hiện. Trước câu hỏi tại sao điều đó chưa sảy ra, Richardson từ chối cung cấp chi tiết.

Nhưng đô đốc nói: "Trong điều kiện gia tăng căng thẳng – Mỹ với tư cách là một quốc gia toàn cầu và có lực lượng hải quân toàn cầu, hoàn toàn có khả năng và sẵn sàng bảo đảm tự do hàng hải qua các vùng biển quốc tế - đó là cam kết mà chúng ta bảo đảm chắc chắn bằng mọi cách".

"Từ tổng thống xuống đến người lính, chúng ta duy trì quan điểm đó rất rõ ràng. Sử dụng hệ thống luật pháp và những thông lệ quốc tế, chúng ta thấy không một điều nào các văn bản này chỉ ra đó là khiêu khích hoặc đáp trả, hay chỉ đáp ứng tự do hàng hải đối với những điều kiện thương mại bình thường trong hệ thống pháp luật quốc tế".

Richardson cũng có được một sự khích lệ đáng kể trong chuyến công du khảo sát sức mạnh hải quân của đồng minh, đối tác, trong đó có chuyến viếng thăm Nhật Bản trước khi thăm một hạm đội hùng mạnh.  

Ông nhận xét: “ Khi bạn bắt đầu một một chuyến công tác và công việc khởi đầu từ châu Á, con đường công vụ của bạn đi qua Trung Đông, sau đó là châu Âu, bạn thấy được hải quân Mỹ có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới và bạn thực sự xúc động khi cảm nhận điều này”.

Tư lệnh Tác chiến Hải quân (CNO) mới nói: “Chúng ta đang nói về 15.000 lính thủy Mỹ có mặt trên toàn thế giới, họ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của mình. Họ luôn sẵn sàng chiến đấu. Bạn sẽ cảm nhận thấy họ hiểu rất rõ sứ mệnh cao quý đang thực hiện, những cam kết bảo vệ hòa bình và thịnh vượng trong khu vực, nơi họ đang công tác. Điều đó thực sự hứng khởi.

 “Một vấn đề khác, đó là cách tiếp cận vấn đề mang tính quốc tế. Ở mỗi một khu vực tôi đến, nơi đó đều có một liên minh hải quân trên biển đang thực hiện các nhiệm vụ của mình. Và họ làm được một điều  đáng kinh ngạc. Điều kỳ diệu ở đây là tất cả các lực lượng, có những khả năng to lớn đến từ nhiều quốc gia cùng làm việc với nhau. Nếu tất cả họ đều tập trung vào một vấn đề, điều mà có có thể làm được cùng nhau và hoàn toàn không quan tâm đến những trở ngại, chúng ta có thể hình thành một sức mạnh hải quân vô cùng to lớn và hiệu quả, một thế lực hàng hải thật sự".

 “Bạn có thể thực sự cảm nhận được tận đáy lòng, hải quân là một hệ thống toàn cầu” Đô đốc Richardson nói tiếp. “Ví dụ ở đây, tại  Viên, chúng ta có tư lệnh hải quân Singapore.  Điều này có được bởi vì đây là hệ thống kết nối toàn cầu và đến tận mỗi quốc gia.

 “Nga và Trung Quốc, cả hai nước đều tìm cách có được những sự kiện làm gia tăng ảnh hưởng cho lợi ích của họ. Trung Quốc có thể xuất phát từ một quan điểm thịnh vượng, Nga có thể từ một quan điểm khác. Nhưng cả hai nước đều nỗ lực tăng cường hải quân. Nếu bạn muốn có một sức mạnh toàn cầu, từ một số quan điểm nhất định bạn phải vươn ra biển để tăng cường ảnh hưởng, tầm hoạt động và sự thịnh vượng” Đô đốc Richardson trở về Washington vào thứ Sáu.

Theo QPAN