Điều gì khiến quan hệ Australia – Trung Quốc ngày càng căng thẳng?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Sau khi tuyên bố áp thuế chống bán phá giá mức rất cao đối với rượu vang của Australia hôm 27/11, Trung Quốc lại tiếp tục gây nên cuộc đấu khẩu về ảnh chế nói xấu Australia.

Việc Trung Quốc áp thuế chống phá giá đối với rượu vang nhập khẩu của Australia khiến quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai nước càng xấu thêm (Ảnh: Dwnews).
Việc Trung Quốc áp thuế chống phá giá đối với rượu vang nhập khẩu của Australia khiến quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai nước càng xấu thêm (Ảnh: Dwnews).

Cả Trung Quốc và Australia không chỉ cùng là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), họ còn ký với nhau các hiệp định thương mại tự do song phương. Tuy nhiên, Trung Quốc gần đây đã liên tiếp trả đũa Australia vì đã kêu gọi điều tra nguồn gốc của dịch COVID-19 bằng hàng loạt hành động về thương mại, bao gồm: cấm một số mặt hàng nhập khẩu từ Australia gồm than đá, đường, lúa mạch, tôm hùm, rượu, đồng và gỗ bắt đầu từ đầu tháng 11; áp đặt thuế chống bán phá giá với lúa mạch của Australia; ngừng nhập khẩu thịt bò từ 5 nhà sản xuất lớn ở bang Queensland và New South Wales, Australia.

Động thái mới nhất là áp mức thuế chống bán phá giá từ 107,1% đến 212,1% đối với rượu vang Australia từ ngày 28/11, Canbera nghiêm khắc bác bỏ cáo buộc bán phá giá và chỉ trích Bắc Kinh có những hành động "không công bằng và vô căn cứ".

Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều (Dwnews) ngày 2/12 cho biết, bị ảnh hưởng bởi việc Trung Quốc tăng thuế đối với rượu vang, nhà sản xuất rượu vang lớn nhất của Australia tuyên bố sẽ thắt chặt hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc và mở rộng kinh doanh xuất khẩu rượu sang thị trường Châu Âu và Mỹ.

Ngày 18/8/2020, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố điều tra Australia bán phá giá rượu vang sang Trung Quốc (Ảnh: AP).

Ngày 18/8/2020, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố điều tra Australia bán phá giá rượu vang sang Trung Quốc (Ảnh: AP).

Đa Chiều dẫn tin báo Nhật Nihon Keizai Shimbun ngày 2/12, Treasury Wine Estates, nhà sản xuất rượu lớn nhất của Australia đã thông báo, do các biện pháp chống bán phá giá của Trung Quốc đối với rượu vang của Australia, họ sẽ chuyển nguồn cung cấp cho Trung Quốc sang các thị trường khác như Châu Âu và Châu Mỹ. Khoảng 30% lợi nhuận của công ty này là từ thị trường Trung Quốc.

Trước đó, ngày 27/11, Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra thông báo đưa ra phán quyết sơ bộ về cuộc điều tra chống bán phá giá rượu vang của Australia, trong đó nêu rõ: “Do có hành vi bán phá giá rượu vang nhập khẩu có xuất xứ từ Australia và ngành sản xuất rượu nội địa có liên quan ở Trung Quốc bị thiệt hại vật chất và có mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và thiệt hại vật chất”, bắt đầu từ ngày 28/11, mức thuế từ 107% đến 212,1% sẽ được áp dụng đối với rượu vang nhập khẩu từ Australia dưới hình thức ký quỹ. Đối với rượu vang của Treasury Wine Estates, tỷ lệ ký quỹ 169,3% giá trị nhập khẩu được áp dụng.

Các nhãn rượu cao cấp như "Penfolds" của Treasury Wine Estates rất được ưa chuộng tại Trung Quốc, trong tương lai công ty sẽ bán loại rượu này sang các thị trường ngoài Trung Quốc như châu Á, châu Âu và Mỹ, đồng thời sẽ tăng cường tiếp thị tại các thị trường này.

Rượu vang Australia rất được ưa chuộng trên thị trường Trung Quốc (Ảnh: Deutsche Welle).

Rượu vang Australia rất được ưa chuộng trên thị trường Trung Quốc (Ảnh: Deutsche Welle).

Tờ Wall Street Journal của Mỹ ngày 30/11 đưa tin, việc Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với rượu vang đã khiến tranh chấp thương mại Trung Quốc – Australia leo thang.

Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham hôm 27/11 đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt của Bộ Thương mại Trung Quốc là "cực kỳ không công bằng, không hợp lý và vô căn cứ", đồng thời cho rằng các cáo buộc bán phá giá của Trung Quốc là "sai với thực tế và về bản chất”.

Ông Birmingham chỉ ra tại cuộc họp báo, Australia nhận thức được Trung Quốc đang thực hiện một “chiến lược đã được hoạch định để gây sức ép lên nhiều khu vực khác nhau”. Ông nói rằng Canberra sẽ tiếp tục khiếu nại với Tổ chức Thương mại Thế giới để đáp trả các lệnh trừng phạt thương mại liên tục của Trung Quốc đối với Australia.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Australia, David Littleproud, cũng bày tỏ: “Chính phủ Australia kiên quyết phản đối các cáo buộc của Trung Quốc rằng các nhà sản xuất rượu vang của chúng tôi đã bán phá giá sản phẩm chống lại họ”.

Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham chỉ trích các biện pháp trừng phạt của Bộ Thương mại Trung Quốc là "cực kỳ không công bằng, không hợp lý và vô căn cứ" (Ảnh: Deutsche Welle).

Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham chỉ trích các biện pháp trừng phạt của Bộ Thương mại Trung Quốc là "cực kỳ không công bằng, không hợp lý và vô căn cứ" (Ảnh: Deutsche Welle).

Về việc cản trở xuất khẩu rượu vang của Australia sang Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 27/11 tuyên bố, các cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp liên quan đối với các sản phẩm nước ngoài xuất khẩu sang Trung Quốc “phù hợp với luật pháp và quy định của Trung Quốc và thông lệ quốc tế, cũng như đối với ngành công nghiệp nội địa của Trung Quốc, là hành vi có trách nhiệm với người tiêu dùng”.

Ngay sau khi tin tức về mức thuế khổng lồ được cho là “hủy diệt” của Trung Quốc đối với rượu vang Australia được đưa ra, chỉ số thị trường chứng khoán chính của Australia đã giảm 0,5% vào cùng ngày 27/11. Tập đoàn truyền thông ABC của Australia viết, Australia mỗi năm xuất khẩu rượu vang trị giá 1 tỉ đô la Australia sang Trung Quốc.

Theo Đa Chiều, động thái này của Bắc Kinh đã gây ra làn sóng ủng hộ quốc tế đối với Australia chống Trung Quốc.

"Liên minh nghị viện xuyên quốc gia đối phó chính sách Trung Quốc" (Inter-Parliamentary Alliance on China, IPAC) bao gồm hơn 200 nghị sĩ các nước Australia, Bỉ, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Liên minh Châu Âu, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Litva, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Uganda, Vương quốc Anh và Mỹ đã tung ra một đoạn video clip, kêu gọi dân chúng mua rượu vang Australia để bày tỏ chống lại sự bá quyền của Trung Quốc.

Chiến dịch đã nhận được hưởng ứng từ các chuyên mục truyền thông và các học giả đại học Australia. Một số người thậm chí còn khoe việc thưởng thức rượu vang Australia hàng tuần của họ trên Twitter. Một số cư dân mạng Italy chỉ ra rằng đã là người Italy thì ít khi đánh giá cao rượu vang sản xuất ở nước khác, nhưng lần này cũng quyết định mua rượu vang Australia.

Nghị sĩ Thụy Điển Elisabet Lann kêu gọi uống rượu vang Australia và "không khuất phục trước cường quyền" (Ảnh: Dongfang).

Nghị sĩ Thụy Điển Elisabet Lann kêu gọi uống rượu vang Australia và "không khuất phục trước cường quyền" (Ảnh: Dongfang).

Liên minh IPAC cho rằng Australia không đơn độc, thẳng thừng chỉ ra rằng Trung Quốc đe dọa Australia cũng là đe dọa tất cả mọi người, việc ủng hộ đồng minh Australia và các giá trị chung tuy sẽ phải trả giá, nhưng nếu uống rượu vang là điều tốt mà không thực hiện bất kỳ biện pháp nào để bảo vệ đồng minh Australia thì không những vô đạo đức mà còn lãng phí một loại rượu ngon.

Tuy không là thành viên IPAC, nhưng trước việc Trung Quốc áp thuế chống phá giá tới 212,1% với rượu vang Australia, cơ quan ngoại giao Đài Loan hôm thứ Tư (2/12) đã công bố các bức ảnh về rượu vang của Australia trên các tài khoản mạng xã hội để thể hiện sự ủng hộ đối với Australia. Khâu Nghị Oanh, Chủ tịch Hội nghị sĩ Đài Loan – Australia cũng đăng tải những bức ảnh chụp một số nhà lập pháp Đài Loan tay cầm rượu vang Australia lên các trang mạng xã hội, kêu gọi các nhà lập pháp khác cùng hưởng ứng ủng hộ.

Trong quá khứ, Trung Quốc đã nhiều lần áp đặt các hạn chế đối với hàng hóa nhập khẩu như một biện pháp đe dọa đối với Australia. Trước đó Bắc Kinh đã áp đặt các hạn chế nhập khẩu đối với các sản phẩm như lúa mạch, thịt bò và gỗ của Australia.

Các nhà lập pháp Đài Loan kêu gọi uống rượu vang Australia (Ảnh: Dongfang).

Các nhà lập pháp Đài Loan kêu gọi uống rượu vang Australia (Ảnh: Dongfang).

Hãng thông tấn Mỹ AP chỉ ra rằng hành vi che đậy thông tin của Trung Quốc trong giai đoạn đầu của đợt đại dịch COVID-19 đã bị quốc tế chỉ trích. Trung Quốc đã cố gắng chuyển hướng mục tiêu, cho rằng SARS-CoV-2 đến từ các quốc gia khác, nhưng hiện không có được nhiều bằng chứng hỗ trợ lập luận này. Sau khi Australia ủng hộ một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của bệnh COVID-19, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Australia diễn ra liên tục.

Đồng thời, Australia cũng đang tích cực ký kết một thỏa thuận quốc phòng với Nhật Bản, đứng cùng chiến tuyến với Mỹ và chính phủ nhiều nước Đông Nam Á, bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc xây dựng các cơ sở quân sự trên vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Quan hệ giữa hai bên càng căng thẳng bởi vụ việc mới được gọi là “sự kiện ảnh giả”.

Ngày 30/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên, đã cho đăng lên trang Twitter cá nhân bức ảnh chụp một người lính Australia kề dao vào cổ một đứa trẻ Afghanistan đầu bị quấn bởi quốc kỳ Australia, gây bất bình mạnh mẽ ở Australia. Kèm theo hình ảnh này là dòng chữ "Đừng sợ, chúng tôi đang tới để mang hòa bình cho các bạn". Bức ảnh này sau đó được xác định là ảnh chế. Thủ tướng Australia Scott Morrison đã yêu cầu phía Trung Quốc xin lỗi, nói rằng Bắc Kinh nên "cảm thấy rất hổ thẹn" khi chia sẻ hình ảnh "khiến người ta phản cảm" này.

Bản tweet của ông Triệu Lập Kiên với bức ảnh chế gây tranh cãi (Ảnh: Dwnews).

Bản tweet của ông Triệu Lập Kiên với bức ảnh chế gây tranh cãi (Ảnh: Dwnews).

Trước vụ tranh chấp ảnh chế giữa Trung Quốc – Australia, chính phủ Pháp đã công khai ủng hộ Australia, cáo buộc bức ảnh là cực đoan, quá khích và cho rằng Trung Quốc đã áp dụng các phương pháp ngoại giao không phù hợp.

Theo báo Sankei Shimbun của Nhật Bản ngày 1/12, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Pháp ngày 30/11 đã trả lời báo chí bằng văn bản: “Bức ảnh được đăng tải khiến người ta bị sốc, cực đoan và mang tính sỉ nhục”. Người phát ngôn cũng tuyên bố, việc Trung Quốc áp dụng các phương pháp ngoại giao như vậy là không phù hợp.

Ngoài ra, chính phủ New Zealand cũng công khai ủng hộ Australia. Theo hãng tin Anh Reuters, ngày 1/12 Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nói với các phóng viên tại Quốc hội ở Wellington: "New Zealand đã trực tiếp bày tỏ quan ngại của chúng tôi với chính quyền Trung Quốc về việc họ sử dụng bức hình này”.

Bà Jacinda Ardern cũng nói: "Đây là một bài đăng không có cơ sở thực tế. Tất nhiên nó sẽ khơi dậy sự chú ý của chúng tôi. Vì vậy, khi chúng tôi có những lo ngại, chúng tôi đã trực tiếp nêu lên vấn đề này".

Thủ tướng Australia Scott Morrison yêu cầu phía Trung Quốc xin lỗi về việc ông Triệu Lập Kiên đăng bức ảnh giả có nội dung xấu về Australia (Ảnh: AP)

Thủ tướng Australia Scott Morrison yêu cầu phía Trung Quốc xin lỗi về việc ông Triệu Lập Kiên đăng bức ảnh giả có nội dung xấu về Australia (Ảnh: AP)

Sau đó, trong cuộc họp báo ngày 30/11, khi được hỏi về yêu cầu của Thủ tướng Australia Scott Morrison, bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã cáo buộc binh sĩ Australia "giết người vô tội" ở Afghanistan.

Hãng BBC cho rằng cuộc tranh cãi về ảnh chế giữa Trung Quốc – Australia chỉ là một tình tiết trong một loạt vụ việc của cuộc xung đột hai nước gần đây. Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã áp đặt một loạt biện pháp giáng đòn kinh tế đối với rượu vang, lúa mạch và thịt bò nhập khẩu từ Australia, bao gồm việc làm gián đoạn thương mại và áp đặt thuế quan. Australia gọi hành động của Trung Quốc là "hiếp đáp kinh tế."

Tuy nhiên, ngày 30/11 bà Hoa Xuân Oánh nói, vụ ảnh chế không liên quan gì đến các cuộc xung đột trước đây giữa Trung Quốc và Australia và “đừng diễn giải chúng quá mức”.