Dịch bệnh từ động vật lây sang người khẳng định chất lượng môi trường đang xuống cấp trầm trọng

VietTimes – Nhiều dịch bệnh từ động vật lây sang con người trong nhiều thập kỷ qua cho thấy nhiều vấn đề nghiệm trọng.
Virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 được cho là lây từ loài dơi sang người. Ảnh: Internet

Thông tin từ tờ Tạp chí Thế giới số, theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc ((UNEP) và Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI), điều này cho thấy chất lượng và độ an toàn của môi trường tự nhiên đang xuống cấp trầm trọng.

Ông Delia Randolph - Nhà dịch tễ học thú y của Viện ILRI, cho biết nhiều người trên thế giới ngạc nhiên về COVID-19 được cho rằng lây từ động vật (loài dơi) sang người thì trước đây nhiều dịch bệnh khác đã xuất phát từ động vật. Một xu hướng từ những năm 1930 cho thấy có 75% các bệnh mới nổi ở người bắt nguồn từ động vật hoang dã.

Tổ chức UNEP cảnh báo nếu các Chính phủ không thực hiện các biện pháp tích cực để ngăn chặn các bệnh động vật thì các đợt bùng phát dịch tiếp theo sẽ xuất hiện nhiều hơn. Báo cáo này cũng cho rằng các xu hướng thúc đẩy sự phổ biến của căn bệnh zoonotic: tiêu thụ protein động vật tăng lên, sự gia tăng quá trình canh tác nhưng không bền vững, tăng cường sử dụng và khai thác động vật hoang dã và do cả biến đổi khí hậu.

Dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Ảnh: Internet

Theo ông Andersen Inger - Giám đốc điều hành UNEP, nếu con người tiếp tục khai thác động vật hoang dã và phá hủy hệ sinh thái của Trái Đất này thì có thể phải đối mặt thêm nhiều dịch bệnh xuất phát từ động vật lây lan sang người. Do đó, bảo vệ môi trường có thể giúp bảo vệ con người khỏi sự bùng phát dịch bệnh toàn cầu khác.

Các quốc gia nên thực hiện các hoạt động nghiên cứu mở rộng về bệnh động vật, điều chỉnh hệ thống thực phẩm, quản lý đất đai bền vững, bảo tồn môi trường sống hoang dã, thúc đẩy nông nghiệp bền vững, xác định rủi ro và hạn chế buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã.

Thống kê cho thấy mỗi năm có khoảng 2 triệu người chủ yếu ở các nước thu nhập thấp và trung bình chết vì các bệnh từ động vật hoang dã. Chỉ trong 2 thập kỷ qua, các bệnh từ động vật đã gây thiệt hại kinh tế hơn 100 tỷ USD. Dự kiến thiệt hại do đại dịch COVID-19 là 9 nghìn tỷ USD trong vài năm tới.

Gần đây, một số quốc gia châu Phi đã kiểm soát thành công các ổ dịch động vật. Ông Jimmy Smith - Tổng giám đốc ILRI, kinh nghiệm của châu Phi với dịch bệnh Ebola và các bệnh mới nổi khác là điều nên tận dụng để giải quyết các đợt bùng phát trong tương lai. Khi đại dịch được kiểm soát ngay từ đầu, chi phí khắc phục hậu quả có thể giảm tới 90%.