|
Trong ba ngày, từ 30, 31/1 và 1/2 (tức mồng 3,4,5 Tết Đinh Dậu) tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình biểu diễn múa rối nước |
Văn miếu Quốc Tử Giám
Hội Chữ Xuân Đinh Dậu năm 2017 diễn ra tại Văn miếu Quốc Tử Giám từ ngày 21/1 - 11/2 (tức 24/12 đến 15/1 Âm lịch), từ 8h30 - 20h hàng ngày.
Riêng, ngày 30 Tết âm lịch, Hội Chữ diễn ra đến 2h sáng ngày hôm sau; các ngày mùng 1 và mùng 2 Tết âm lịch diễn ra đến 22h để phục vụ nhu cầu xin chữ đầu Xuân của người dân Thủ đô và du khách.
Với chủ đề “Tôn sư trọng đạo”, Hội Chữ Xuân Đinh Dậu có sự tham gia của gần 100 người có khả năng viết thư pháp Hán – Nôm, chữ Quốc ngữ là thành viên Câu lạc bộ thư pháp tại Hà Nội và các cá nhân của tỉnh, thành khác có nhu cầu tham gia viết chữ đã được sát hạch và thẩm định trình độ Ban tổ chức Hội Chữ Xuân năm nay bố trí khoảng 50 lều để phục vụ cho hoạt động viết thư pháp, đồng thời tăng cường sự kiểm duyệt chất lượng người viết chữ.
Ban Tổ chức cũng dành một số vị trí cho người viết chữ trên 70 tuổi, đã tham gia giảng dạy, triển lãm thư pháp và có nhiều đóng góp cho hoạt động Thư pháp Hà Nội từ năm 2000 đến nay được các các CLB Thư pháp Hà Nội suy tôn như: cụ Cung Khắc Lược, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Thế Lục, Nguyễn Như Phách, Nguyễn Minh Châu…
Hoàng Thành Thăng Long
Trong ba ngày, từ 30, 31/1 và 1/2 (tức mồng 3,4,5 Tết Đinh Dậu) tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình biểu diễn múa rối nước. Chương trình biểu diễn múa rối nước sẽ diễn ra vào các giờ 10h, 14h và 16h trong một ngày.
Du khách đến với Hoàng thành Thăng Long dịp này sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ khu di sản được trang trí cờ, hoa, đèn lồng, ánh sáng rực rỡ. Ngoài ra còn có thể đến với các triển lãm đã và đang diễn ra như: Triển lãm Triều phục Việt Nam; Triển lãm tranh Tết truyền thống Việt Nam; Triển lãm ảnh di sản Việt Nam; Triển lãm cây cảnh nghệ thuật… từ 20/1 đế 28/2.
Hoàng thành Thăng Long bắt đầu mở cửa phục vụ khách tham quan khu di sản từ mồng 2 Tết Đinh Dậu.
Công viên Hồ Tây
Với chủ đề “Tết Việt 2017”, Công viên Hồ Tây sẽ được trang trí mô phỏng những đặc trưng của 2 miền Nam – Bắc như “Đêm xuân”, “Cây ước nguyện”, “vui tết thôn quê”, “Sắc xuân miền Nam”… Cảnh thanh bình của làng quê ngày Tết miền Bắc cũng được tái hiện sinh động để giúp du khách được có những trải nghiệm thú vị, đó là hình ảnh dòng sông quê êm đềm, giếng nước, vườn rau…tạo nên một bức tranh quen thuộc trong tâm trí của mỗi người dân ở vùng Bắc Bộ. Tết của miền Nam lại là những sắc vàng rực rỡ của hoa mai, là cổng chợ Bến Thành. Xen kẽ giữa cảnh đẹp ngày Tết là những chõng tre của ông đồ ngồi viết thư pháp hay khu vực chợ quê dân dã.
Đặc biệt, trong các ngày mồng 1, 2, 3, 4 Tết, chương trình nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn như múa lân sư rồng, hát văn, hát quan họ, múa dân gian, ảo thuật, âm nhạc đường phố…sẽ mang đến một không gian đậm màu sắc dân tộc cho người xem.
Thiên đường Bảo Sơn
Trong dịp Tết Nguyên đán, tại đây sẽ diễn ra 'Lễ hội cây kiểng" với những tác phẩm mô phỏng nhân vật hoạt hình Disney từ cây và hoa. Qua bàn tay của các nghệ nhân hàng đầu Việt Nam, các loại cây, đặc biệt là các loại cây lá nhỏ, thường xanh như bùm sụm, kim quýt, mai chiếu thủy… cùng với các loại hoa rực rỡ bỗng hóa thành các nhân vật cổ tích quen thuộc.
Nhiều tác phẩm “điêu khắc” như Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, Elsa – Anna (Frozen), Siêu xe McQueen trong Vương quốc xe hơi hay công chúa Aurora – hoàng tử Phillip… và những vườn hoa nghệ thuật độc đáo được trưng bày. Lễ hội diễn ra suốt tháng 2/2017. 3 ngày chính thức của lễ hội vào: Mồng 3,4,5 Tết Nguyên đán với nhiều hoạt động tưng bừng chào xuân.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Đây là nơi tổ chức tổ chức chương trình “Vui xuân Đinh Dậu” vào ngày 4, 5/2 với rất nhiều nội dung hấp dẫn. Chương trình năm nay có sự hợp tác của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La sẽ giới thiệu đến công chúng những nét sinh hoạt văn hóa dân gian thông qua các hoạt động trình diễn nghệ thuật, trò chơi, ẩm thực, khám phá và trải nghiệm…
Những nét xuân của vùng Tây Bắc sẽ được giới thiệu qua các hoạt động của người Thái, Hmông, Khơ Mú...Công chúng có cơ hội tiếp cận trực tiếp một số nét văn hóa của Sơn La như: Xòe chá (Thái), Múa Vêlrguông, hát Tơm tăng bu (Khơmú), thổi khèn (Hmông)...
Ngoài ra, du khách còn được tham gia chơi và thi các trò chơi dân gian; tìm hiểu và trải nghiệm với nhiều hoạt động thú vị trong dịp tết như: viết thư pháp, in tranh Đông Hồ, múa tứ linh, múa sạp..... Đặc biệt, lúc 18h mồng 8... Tết, công chúng có cơ hội thưởng thức màn đốt pháo bông tại sân trước của Bảo tàng