Tướng Hix nói: "Họ đã thiết kế ra một thứ thực sự hủy diệt. Tôi sẽ không muốn ở gần nó. Không gì có thể tồn tại với loại đầu đạn này. Nếu bạn ở trong xe tăng hay máy bay, bạn có thể sống sót nhưng các phương tiện không thể hoạt động vì các lớp bảo vệ bên ngoài sẽ bị phá hủy. Đây là điều tôi muốn nói tới".
Ông cũng nhấn mạnh KEP đang ở giai đoạn thử nghiệm chứ chưa nằm trong một chương trình chính thức "Chúng tôi đang tìm những cách để sử dụng loại đạn này trên những vũ khí nền tảng mà chúng tôi có sẵn". Ông Hix dự kiến loại đầu đạn này sẽ được lắp vào hệ thống tên lửa chiến lược của quân đội do Lockheed Martin chế tạo.
Năm 2013, đội thử nghiệm của Không lực Mỹ đã thử đầu đạn trên đường thử nghiệm cao tốc tại căn cứ không quân Holloman ở New Mexico. Mục tiêu của thử nghiệm này là làm cho đầu đạn bay nhanh hơn vận tốc âm thanh 3 lần và xem đầu đạn có hoạt động hiểu quả trong không trung hay không. Kết quả là thiết kế đầu đạn rất hiệu quả cung cấp những dữ liệu để mô phỏng và xây dựng mô hình.
Nhưng tại sao quân đội Mỹ lại bí mật chi hàng tỷ USD trong nhiều thập kỷ để tạo ra một vũ khí đáng sợ như vậy? Để chống lại những vũ khí hạt nhân nhỏ của người Nga! "Người Nga đang duy trì một kho vũ khí hạt nhân chiến lược mà chúng ta không có", ông Hix nói.
Chủ tịch Viện nghiên cứu Potomac ông Philip Karber người đã viết "Nghiên cứu chiến tranh thế hệ mới của Nga" cho Lầu Năm Góc giải thích: "Trong khi Mỹ có rất ít các đầu đạn hạt nhân lớn thì người Nga có từ 2.000 tới 5.000 vũ khí hạt nhân". "Hãy nhìn những gì người Nga làm với các kỹ thuật về vũ khí hạt nhân chiến thuật phân hạch, nhiệt hạch và các vũ khí dưới nghìn tấn... Có vẻ họ đang có những nỗ lực lớn để làm nhỏ các đầu đạn". Tại sao điều này đáng chú ý? "Vì khi thu nhỏ đầu đạn, bạn có thể bắn nó từ rất nhiều các loại súng khác nhau bao gồm cả súng xe tăng 152mm. Họ đã thông báo xe tăng T-14 Armata sẽ được trang bị súng phóng tên lửa 152mm. Họ đang ngụ ý về khả năng hạt nhân - một chiếc xe tăng có thể phóng đầu đạn hạt nhân", ông Karber nói.
Tướng Hix cho rằng việc sử dụng các vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường dù ở mức độ rất thấp không phải là học thuyết chiến tranh chính của Nga. Nhưng những gì Nga đang thể hiện có thể là hành động để hăm dọa những đối thủ. "Họ đã huấn luyện cách sử dụng những vũ khí đó trong rất nhiều cuộc tập trận, bao gồm cả lần đổ 30 tới 40 nghìn quân ở biên giới Ukraine trước khi lấy lại Crimea. Gây áp lực là một phần trong những thiết kế vũ khí mới của họ... Và trong khi các vị tướng Liên Xô rất e ngại trong việc sử dụng các vũ khí hạt nhân chiến thuật thì quân đội của ông Putin có khuynh hướng coi vũ khí hạt nhân là rất hữu dụng".