Không hề cường điệu khi nói rằng bài phát biểu ngày 1.3.2018 trước Quốc hội Liên bang Nga của tổng thống Putin đã gây ra hiệu ứng kiến tạo với dư luận thế giới. Đầu tiên, một số chuyên gia và chính khách phương Tây cố để phủ nhận và coi đây là "tuyên truyền của người Nga" và "những hình ảnh đồ họa tệ hại" nhưng ngay sau đó đã rất bất ngờ vì Nga đã triển khai hoặc đang chuẩn bị triển khai các hệ thống vũ khí đi trước những vũ khí tương tự của phương Tây vài thập kỷ, còn phương Tây thì không có vũ khí phòng thủ ở mức độ tương đương.
Dưới đây là video tổng kết của RT về những vũ khí mà tổng thống Putin đã giới thiệu:
Trả lời điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, tướng không quân John Hyten đã nói thẳng thắn về những vũ khí siêu thanh được tuyên bố với một sự thật rằng:
"Khả năng quốc phòng của chúng ta chính là khả năng ngăn chặn. Chúng ta không có gì để phòng thủ chống lại những vũ khí như vậy đánh vào mình, vì thế chúng ta sẽ đáp trả bằng lực lượng ngăn chặn bao gồm 3 loại vũ khí (vũ khí hạt nhân trên bộ, tàu ngầm và tên lửa cùng bom hạt nhân chiến lược) và khả năng hạt nhân mà chúng ta có để đáp trả lại mối đe dọa như vậy".
Nói cách khác, chỉ có 2 cách để ngăn chặn một cuộc tấn công - chặn hoặc trừng phạt. Chặn là khi bạn ngăn không cho đối thủ có thể đánh mình, còn trừng phạt là khi bạn khiến địch thủ trả giá đắt cho vụ tấn công. Trừng phạt là tình huống rất phức tạp và không ai ưa, không chỉ bởi nó tạo ra "lợi thế leo thang" cho bên địch thủ mà còn bởi sử dụng khả năng hạt nhân để chống lại một địch thủ tương đương hay một địch thủ cũng là siêu cường hạt nhân như Nga cơ bản là hành động tự sát. Về mặt thực tiễn, nếu Nga vô hiệu hóa hay đánh đắm một tàu sân bay của hải quân Mỹ bằng vài quả tên lửa siêu thanh thì bạn sẽ làm gì nếu là tổng thống Mỹ?
Hải quân Nga không có những mục tiêu đáng giá (và mang tính biểu tượng cao) như tàu sân bay của Mỹ nhưng ngay cả khi bạn quyết định tấn công tàu sân bay đô đốc Kuznetsov hay tàu tuần dương trang bị tên lửa hạt nhân hạng nặng Pyotr Veliky liệu bạn có hứng chịu rủi ro khi sử dụng hạt nhân mà người Nga cũng có thể đáp trả tương tự? Hiện tại, Mỹ không có tên lửa hành trình có khả năng đánh trúng hay làm đắm cả tàu Kuznetsov hay Pyotr Veliky - Cả hai tàu này đều có hệ thống phòng không hiện đại có thể hạ một loạt tên lửa chống hạm có vận tốc dưới tốc độ âm thanh của Mỹ, đặc biệt khi chúng được hộ tống.
Điểm mấu chốt là, công nghệ tiên tiến hiện tại của Nga trong lĩnh vực tên lửa sẽ vô hiệu hóa các hạm đội trên mặt nước của Mỹ trong một cuộc xung đột với Nga (và có thể là với Trung Quốc). Cùng lúc, công nghệ trong lĩnh vực phòng không của Nga không chỉ làm cho toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trở nên vô dụng, nó còn ngăn chặn chiến thuật nền móng của Mỹ là sự ưu việt trên không trung. Và có nghĩa là hàng tỷ USD tiền thuế của Mỹ đang bị lãng phí và toàn bộ chiến lược quân sự của Mỹ trở nên lỗi thời.
Nhưng tin xấu hơn với đế chế AngloZionist là: trong cuộc phỏng vấn gần đây với Phó thủ tướng phụ trách công nghiệp quốc phòng và không gian tướng Iurii Borisov, ông này đã đưa ra 6 loại vũ khí mà theo ý kiến của ông thì kho vũ khí phương tây không có loại tương đương. Trong đó, bao gồm 2 loại chưa bao giờ được đề cập tới trước đây:
1. Tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng Sarmat có công nghệ đầu đạn đa phân hướng MIRV
2. Máy bay thế hệ thứ năm phát triển để chiếm ưu thế trên không và các hoạt động tấn công Sukhoi Su-57 hay còn gọi là PAK FA
3. Xe tăng T-14 Armata
4. Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa S-500
5. Hệ thống vũ khí di động chống vệ tinh Nudol
6. Hệ thống di động mặt đất có chức năng gây nhiễu liên lạc vệ tinh Triada-2S
Bốn hệ thống vũ khí ban đầu đã được biết đến nhưng rất ít thông tin về Nudol và Triada-2S. Vào năm 2015, đã có một bài viết về hệ thống Nudol nhan đề "Nga thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh, Moscow tham gia cùng Trung Quốc trong việc xây dựng chiến tranh không gian" nhưng hầu như không có thông tin gì về Triada-2S. Dưới đây là những tổng kết về các hệ thống vũ khí này.
Hệ thống vũ khí Nudol
Một blogger người Nga nói rằng ông đã thấy hình ảnh của hệ thống Nudol trên một tờ lịch nội bộ của tập đoàn Almaz-Antey. Và Nudol có vẻ như trông giống trong ảnh nhưng có rất ít chi tiết về nó. Có một xe chở hệ thống phóng đi kèm với 2 ống phóng tên lửa giống S-300V.
Một nguồn tin Nga khác xác định Nudol là một phần của hệ thống lớn hơn có mã định danh “A-235/RTTs-181M/OKR Samolet-M". Hệ thống này hợp nhất 3 hệ thống riêng biệt: tầm xa, tầm trung và tầm ngắn. Nếu đúng vậy thì điều này chỉ ra tại sao thiết bị phóng của Nudol di động nó sẽ có dữ liệu mục tiêu kết nối với cả radar phòng không di động và cố định của Nga.
Thực tế, cũng cùng nguồn tin trên xác nhận những hệ thống này tích hợp hoàn toàn với radar cảnh báo sớm Don-2M (và có thể là cả hệ thống radar Voronezh và Darial). Có vẻ như Nga đã nghiên cứu những khái niệm ban đầu cho hệ thống vũ khí như vậy kể từ những năm 1990 và 30 năm sau, hệ thống này vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Dù sao, một vài bộ phận của nó như Nudol đã gần hoàn thiện. Một điều thú vị cũng cần lưu ý là hệ thống S-500 "Prometheus" mà tướng Borisov đề cập đến, được sử dụng để thay thế cả S-300 và S-400 trong quân đội Nga có khả năng chống vệ tinh ở quỹ đạo thấp (cùng với khả năng phóng tên lửa chống máy bay và chống tên lửa đạn đạo).
Mặc dù những chi tiết cụ thể vẫn chưa rõ rằng, có vẻ Nga đã quyết định xây dựng một hệ thống phòng không nhiều lớp hợp nhất, chống tên lửa đạn đạo và chống vệ tinh. Hiện tại, khi Mỹ đã rút hoàn toàn khỏi hiệp ước chống tên lửa đạn đạo, Nga đang chuẩn bị triển khai vũ khí trong lĩnh vực chống tên lửa đạn đạo và chống vệ tinh trong một vài năm tới.
Hệ thống Triada-2S
Có vẻ như chúng ta có đến 2 hệ thống ở đây: một hệ thống di động phức hợp chống vệ tinh Rudolf và hệ thống di động phức hợp phá hủy liên lạc điện tử vô tuyến vệ tinh Triada-2S. Nguồn tin từ Nga cho biết Rudolf là hệ thống tấn công di động phá hủy về mặt vật lý đối với vệ tinh mục tiêu trong khi Triada-2S phá hủy các liên lạc điện tử của vệ tinh (chặn tín hiệu điện theo thuật ngữ của Nga). Cũng như Nudol các hệ thống này vẫn trong giai đoạn phát triển và chưa được phép triển khai.
Hệ thống Nudol.
|
Cũng cần phải nhắc tới, Liên Xô đã từng phát triển khả năng chống vệ tinh như tên lửa chống vệ tinh 79M6 (phóng từ máy bay đánh chặn MiG-21D) và tên lửa phóng từ mặt đất Rokot/Nariad. Tất cả những vũ khí này có độ bảo mặt cao và các chi tiết kỹ thuật chưa rõ ràng nhưng thực tế là công việc nghiên cứu các hệ thống vẫn đang được tiếp tục và tướng Borisov đã quyết định đề cập tới nó công khai. Điều này chỉ ra rằng Nga đang có những nỗ lực rõ ràng để phát triển khả năng chống vệ tinh.
Máy bay Porubshchik-2 có khả năng chống vệ tinh
Gần đây kênh tin tức RIA Novosti đã mô tả một hệ thống chống vệ tinh khác là máy bay Porubshchik-2. Máy bay này có khả năng tác chiến điện tử đồng thời chống vệ tinh. Hệ thống này vẫn đang được phát triển nhưng điều này cho thấy rằng Nga đang phát triển một loạt các hệ thống chống vệ tinh khác nhau.
Nga đang phát triển máy bay có khả năng tác chiến điện tử song song với năng lực chống vệ tinh.
|
Như vậy, có thể tổng kết năng lực của Mỹ và Nga như sau:
Năng lực của Mỹ | Sự đáp trả của Nga |
Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo ABM | Tên lửa đạn đạo siêu thanh linh hoạt và tên lửa hành trình tầm rất xa |
Các tàu sân bay và hạm đội trên bề mặt nước | Tên lửa đạn đạo siêu thanh linh hoạt và tên lửa hành trình tầm rất xa |
Không lực và tên lửa hành trình của Mỹ | Hệ thống phòng không liên hợp tiên tiến cùng máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ thứ 5 |
Tàu ngầm tấn công của Mỹ | Tàu ngầm điện-diesel sử dụng động cơ đẩy không cần không khí ở vùng nước nông và ven biển |
Hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin, mạng và vệ tinh | Hệ thống tác chiến điện tử và chống vệ tinh |
Quân đội Mỹ-NATO triển khai gần biên giới Nga | Xe tăng T-14, lực lượng dù đặc biệt với số lượng gấp đôi, tên lửa Iskander |
Lực lượng hạt nhân | Triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm thế hệ tiếp heo, các tên lửa đạn đạo di động trên đường, trên xe lửa... hệ thống chống tên lửa đạn đạo |
Bằng cách nhắm tới khả năng không gian của Mỹ, Nga đang hướng đến một phân khúc rất quan trọng nhưng đang rất yếu của quân đội Mỹ và ảnh hưởng của điều này thì không cần cường điệu. Quân đội Mỹ không có kinh nghiệm trong môi trường tác chiến điện tử và thực tế khả năng tác chiến điện tử của quân đội Mỹ ngày càng dậm chân tại chỗ.
Trong thời đại của chiến tranh với mạng và truyền thông hiện đại là trung tâm, việc làm gián đoạn hay phá hủy một phân khúc quan trọng trong khả năng không gian sẽ gây ra một ảnh hưởng nặng nề tới năng lực tác chiến của Mỹ.
Chiến thuật tác chiến trên không của Mỹ hoàn toàn dựa vào sự hỗ trợ của những hệ thống cảnh báo và điều khiển trên không (AWAC) tất cả các nhánh của quân đội Mỹ cũng đã quen với hệ thống tích hợp thông tin quân sự bao gồm chỉ huy, kiểm soát, truyền tin, máy tính, tình báo, theo dõi và do thám (C4ISR), đây là điều mà Nga đang muốn ngăn chặn (và có thể chắc chắn rằng Trung Quốc cũng đang có những nỗ lực để thực hiện điều này).
Không thể nói rằng Nga đạt được lợi thế hoàn toàn so với Mỹ nhưng có thể nói Mỹ đã hoàn toàn thất bại trong việc đạt được lợi thế hoàn toàn với Nga. Và điều quan trọng cần hiểu với Mỹ là tính cốt yếu của việc đứng trên Nga, còn với Nga thì chỉ cần ngăn chặn điều này vì thế Nga không cần phải có lợi thế hoàn toàn với Mỹ và NATO. Tất cả những gì Nga cần là đạt được mục tiêu khiến Mỹ và các đồng minh không thể khuất phục được mình bằng quân đội hay việc đe dọa sử dụng quân đội.
Vấn đề lớn của Nga trong việc cạnh tranh nội bộ
Hiện tại, có những thông báo chính thức cấp cao chỉ ra rằng Nga chỉ nên sản xuất một số lượng hạn chế máy bay Su-57. Lý do vì máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Su-35 vẫn rất rốt và rẻ hơn rất nhiều so với Su-57, đồng thời Nga cần dùng tiền để phát triển thế hệ máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ 6.
Nói cách khác, đe dọa chính tới chương trình Su-57 không tới từ nước ngoài mà là cạnh tranh của chương trình nội bộ. Điều tương tự đã xảy ra với chương trình MiG-35 và trước đó là dự án MiG 1.44: chúng phải cạnh tranh với dự án Sukhoi. Máy bay MiG-35 cuối cùng đã được chọn là máy bay chiến đấu tuyến đầu nhưng vấn đề tổng thể rất rõ ràng: Không giống như Liên Xô, Nga không thể cáng đáng việc phát triển nhiều hệ thống vũ khí giống và trùng lặp nhau ở cùng một thời điểm. Nhiều hệ thống vũ khí phải được sản xuất với số lượng hạn chế trong khi số khác cần phải bị bãi bỏ.
Những điều tương tự có thể sẽ xảy ra với những chương trình chống vệ tinh của Nga: các dự án sẽ phải cạnh tranh với nhau và không phải tất cả sẽ đều được triển khai. Nhưng điều rõ ràng là Nga đang làm việc cường độ cao với một loạt các kỹ thuật khác nhau để có thể loại bỏ khả năng không gian của Mỹ ở pha đầu tiên khi xảy ra một cuộc xung đột. Ngược lại, Mỹ đã tiêu một số lượng lớn tiền vào các hệ thống tốn kém và thiếu hiệu quả và để khởi động lại một chương trình chống vệ tinh ASAT toàn diện sẽ cần rất nhiều thời gian có thể phải mất vài thập kỷ (dù ông Trump đã tuyên bố rằng ông muốn xây dựng một "lực lượng không gian").
Việc phát triển các hệ thống vũ khí hiện đại có một sự trì trệ rất lớn: chúng rất khó để khởi động, khó để phát triển và khó để dừng lại một khi đã bắt đầu. Điều này đặc biệt chính xác với những ảo tưởng và chi tiêu tốn kém của tổ hợp công nghiệp quân sự MIC của Mỹ.
Với khủng hoảng hiện tại của đế chế AngloZionist và cuộc chiến thương mại cùng những trừng phạt mà ông Trump đang tiến hành trên khắp thế giới, cơ hội để những nhà hoạch địch chính sách của quân đội Mỹ sửa đổi nhưũng sai lầm trong quá khứ và có hành động phù hợp với hiện thực mới là rất ít. Nỗ lực của ông Trump để phát triển một lực lượng không gian trong trường hợp này cũng rất khó thành công. Lỗ hổng giữa năng lực thực tế của quân đội Mỹ cùng những gì được quảng bá sẽ chỉ lớn hơn trong một tương lai có thể dự đoán trước.