Đây là kết luận của bản báo cáo do Ủy ban khoa học nghiên cứu đại dương chuẩn bị.
Báo cáo này phối hợp dữ liệu từ 20 công trình nghiên cứu ở những khu vực khác nhau của Thái Bình Dương: từ Nhật Bản tới bờ biển của Bắc Mỹ.
Trong số những nguyên nhân làm giảm nồng độ phóng xạ trong đại dương, các nhà khoa học nhắc đến các dòng hải lưu: chất thải phóng xạ cuốn trong dòng chảy ngầm đi sâu vào đại dương và ở đó mất dần tính độc hại. Sau 5 năm nữa, tất cả các hạt phóng xạ sẽ hòa tan hoàn toàn trong nước biển hoặc bay hơi.
Nhưng, các động vật biển có bị ảnh hưởng không? Giáo sư Pere Masque, người Úc, đồng tác giả báo cáo của Ủy ban khoa học nghiên cứu đại dương cho hay, trong năm 2011, khoảng một nửa số mẫu cá ở các vùng nước ven biển gần Fukushima có nồng độ phóng xạ ở mức nguy hiểm.
Tuy nhiên, đến năm 2015, con số này đã giảm xuống ít hơn 1%. Như vậy, có thể hy vọng rằng, nồng độ phóng xạ sẽ tiếp tục giảm đi, và cuối cùng tất cả các loài cá ở vùng biển này sẽ khỏe mạnh bình thường. Nhưng, các chuyên gia sẽ tiếp tục giám sát tình hình môi trường ở các đại dương.
Sau khi lọc chất phóng xạ, chất thải từ nhà máy điện hạt nhân hoàn toàn có thể được chôn lấp dưới đáy biển nếu sử dụng một giải pháp đặc biệt. Chuyên gia nổi tiếng của Nga trong lĩnh vực địa hóa sinh thái Valery Kopeikin cho biết:
"Theo một quan điểm phổ biến nhất, chất thải có nồng độ phóng xạ cao phải được lưu giữ trong ít nhất 1.000 năm hoặc nhiều hơn với điều kiện thùng chứa chất phóng xạ có nắp hàn kín tuyệt đối.
Nhưng, ai có thể đảm bảo điều đó? Chúng ta đang chứng kiến những tai biến mạnh đột nhiên xảy ra trong những vùng lãnh thổ mà mấy nghìn năm qua là khu vực yên tĩnh.
Có thể nhắc đến Nhật Bản là quốc gia thường xuyên trải qua động đất và sóng thần. Hiện có nhiều quy tắc quốc tế về xử lý chất thải phóng xạ rắn và lỏng.
Có lệnh cấm đổ xuống biển hay chôn dưới biển các chất thải phóng xạ, mặc dù ở độ sâu lớn các chất thải rắn chứa trong thùng có nắp kín có thể được lưu trữ an toàn trong mấy nghìn năm.
Nếu nói về chất thải lỏng thì nên pha loãng để ra nồng độ thấp hơn, và bản thân đại dương sẽ giải quyết vấn đề, để mọi thứ trở lại bình thường.
Cần phải lưu ý đến thực tế rằng, hiện nay không có lệnh cấm các hành động khai thác dầu khí ngoài khơi, mặc dù có khá nhiều thí dụ về những tai nạn trên giếng dầu dưới nước.
Ai tính được, có bao nhiêu nhiên liệu hạt nhân và chất thải độc hại được lưu trữ trong các tàu ngầm đã gặp tai nạn trên biển? Có bao nhiêu chất độc hóa học rất độc hại chìm dưới đáy biển? "
Hàng trăm tấn nước được lưu trữ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã được khử hết các đồng vị caesium và strontium.
Nhưng không phải tritium — đồng vị phóng xạ của hydro khó có thể trích lấy từ thành phần nước. Năm nay, một ủy ban đặc biệt sẽ xem xét ba dự án lọt vào vòng chung kết của cuộc đấu thầu quốc tế "lọc nước từ tritium" do Nhật Bản công bố. Đó là các dự án của tập đoàn Nga "RosRAO", công ty Mỹ "Kurion" và tập đoàn Canada-Nhật GE / Hitachi Group.
Tuy nhiên, làm sạch nước từ tritium là một quá trình vô cùng tốn kém. Tritium được coi là một trong những vật liệu phóng xạ nguy hiểm nhất được tạo ra tại nhà máy điện hạt nhân.