Đại cao thủ Putin với chiến thuật “diệt gọn” đối thủ trên đấu trường chính trị

Trong một clip rất hot mới đây, nhà lãnh đạo Nga Putin đã bị nữ quán quân môn Judo cấp quốc gia Nhật Bản hạ gục "thảm hại".Tuy nhiên, trên đấu trường chính trị, tổng thống Putin lại phát huy chiến thuật Judo hết sức tài tình, giúp ông có thể “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” đối thủ.
Chiến thuật Judo hết sức tài tình, giúp ông Putin có thể “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” đối thủ trên đấu trường chính trị
Chiến thuật Judo hết sức tài tình, giúp ông Putin có thể “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” đối thủ trên đấu trường chính trị

Tháng 9/2005, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bị một cô bé Nhật Bản 10 tuổi đánh bại. Sở hữu đai đen 8 đẳng bộ môn Karate và đai đen 5 đẳng bộ môn Judo, nhưng ông Putin đã cho dư luận thấy cảnh tượng có lúc tổng thống cũng bị đốn ngã.

Tuy nhiên, trên võ đài chính trị, tổng thống Putin lại phát huy chiến thuật Judo hết sức tài tình, giúp ông có thể “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” đối thủ.

Ngày 5/9/2000, trong màn biểu diễn Judo tại Tokyo (Nhật Bản),  tổng thống Nga Putin bị cô bé  người Nhật Bản 10 tuổi quật ngã.

Mượn lực đáp trả: Xây dựng uy lực cầm quyền

Trong Judo, mượn sức mạnh của đối thủ để sử dụng cho mình là điểm quan trọng nhất giúp đấu sĩ giành chiến thắng. Nắm đúng vị trí, có thể giúp người đang ở thế yếu có cơ hội chiến thắng đối thủ chiếm ưu thế hơn về điều kiện sức khỏe. 16 năm trước, tổng thống Putin mới lên cầm quyền là giai đoạn rơi vào phía yếu thế trên sàn đấu Judo.

Khi đó, các tài phiệt về năng lượng, tài chính nắm bắt một lượng lớn nguồn tài nguyên chiến lược của nước Nga, họ sở hữu quyền phát ngôn, đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động định hướng dư luận, trong khi đó, cơ quan chính phủ lại khá mềm yếu, bù nhìn. Mặc dù khi đó ông Putin là ứng cử viên được người tiền nhiệm là tổng thống Yeltsin nhắm tới, nhưng trong môi trường “tài phiệt điều hành chính trị”, quyền lực tổng thống của ông Putin cũng bị hạn chế rất nhiều.

Để xây dựng trật tự, đẩy mạnh pháp chế, ông Putin đã yêu cầu các tài phiệt xa rời chính trị, tuy nhiên, nhóm các nhà tài phiệt “có máu mặt” với đại diện là nhà tài phiệt Mikhail Khodorkovsky lại thể hiện thái độ “cứng rắn, quyết đấu với tổng thống đến cùng”. Tỉ phú này đã tài trợ cho phe đối lập, cáo buộc đội ngũ lãnh đạo cấp cao trong điện Kremlin tham nhũng, đồng thời còn lên kế hoạch nhượng OAO YUKOS - công ty dầu mỏ lớn nhất của Nga do ông ta sở hữu cho Mỹ.

Mặc dù cách làm của nhà tài phiệt Mikhail Khodorkovsky thời điểm đó bị báo chí Nga coi là hành vi thách thức quyền lãnh đạo quốc gia, nhưng thời gian đầu, ông Putin không quá để tâm tới những hành động này, điều này khiến nhà tài phiệt Mikhail Khodorkovsky càng công kích điện Kremli dữ dội hơn.

Mãi cho đến ngày 19/2/2003, tổng thống Putin ra lệnh tổ chức cuộc hội nghị liên minh các nhà doanh nghiệp ngành công nghiệp Nga tại điện Kremli, mới diễn ra “màn tổng thống phản kích”.

Đại cao thủ Putin với chiến thuật “diệt gọn” đối thủ trên đấu trường chính trị ảnh 2

Ngày 19/2/2003, nhà tài phiệt Mikhail Khodorkovsky (phải) đối chất với tổng thống Putin tại cuộc hội nghị doanh nhân Nga tổ chức trong điện Kremli.

Trước bàn hội nghị, Mikhail Khodorkovsky tự tin mỉm cười, trong suy nghĩ của ông ta, tổng thống Putin đã xuống nước, lý do khiến ông Putin tổ chức cuộc hội nghị này là muốn nghe ngóng ý kiến đóng góp của các nhà tài phiệt đối với chính phủ. Khi phát ngôn, Mikhail Khodorkovsky đã sử dụng Powerpoint, trình bày hùng hồn những bằng chứng tham nhũng mà ông ta nắm được, đồng thời kết luận, các hành vi tham nhũng của lãnh đạo cấp cao gây thiệt hại ít nhất 30 tỉ USD/năm.

Trước những lời cáo buộc của Mikhail Khodorkovsky, ông Putin tỏ ra hết sức bình tĩnh, đợi Mikhail Khodorkovsky phát biểu xong, ông nói: “Sao ông ngả bài sớm thế? Trốn thuế cũng là một phần trong lời cáo buộc về tham nhũng mà ông vừa nói đúng không?” Tổng thống Putin chĩa mũi nhọn vào hành vi trốn thuế của công ty OAO YUKOS, túm chặt “điểm yếu” của đối thủ, khiến Mikhail Khodorkovsky đang dương dương tự đắc chuyển sang sợ tím mặt.

Sau cuộc hội nghị này, cơ quan luật pháp của Nga đã khởi động cuộc điều tra vụ án liên quan đến công ty dầu khí OAO YUKOS, tháng 10/2014, Mikhail Khodorkovsky  bị bắt trên máy bay tư nhân, chờ đợi ông ta là mức án 10 năm tù giam. Và các nhà tài phiệt khác cũng lần lượt xa rời chính trường hoặc tháo chạy khỏi nước Nga.

Lấy nhu khắc cương: Tránh cuộc đại chiến Syria

Ngày 21/8/2013 là thời khắc then chốt trong cuộc khủng hoảng ở Syria. Một số hãng truyền thông Arab cho biết, ngay từ sáng sớm, quân đội chính phủ Syria đã bắt đầu sử dụng đầu đạn chứa khí sarin - một loại chất độc thần kinh cực kỳ nguy hiểm tại một số khu vực thuộc ngoại ô thủ đô Damascus, khiến ít nhất 1.300 người thiệt mạng, và nhiều cơ quan của chính phủ Syria đã phủ nhận điều này, nói nguồn tin này là vu khống, bịa đặt.

Do trước đó phía Mỹ đã đưa ra những lời cảnh báo gay gắt tới chính quyền tổng thống Bashar al- Assad, sử dụng vũ khí hóa học là hành vi đi quá giới hạn cho phép. Nghi án vũ khí hóa học đã khiến cục diện Syria leo thang đột ngột. Dư luận phổ biến cho rằng Mỹ sẽ vin vào cớ này để tấn công Syria.

Ngày 9/9/2013, trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Anh William Hague, khi được hỏi chính quyền tổng thống  Bashar al- Assad cần làm gì mới có thể tránh được các đợt tấn công quân sự, ngoại trưởng Mỹ John Kerry trả lời rằng, chỉ cần trong vòng 1 tuần, ông Bashar al- Assad giao nộp tất cả các loại vũ khí hóa học là có thể tránh được các đợt tấn công quân sự của quân đội nước ngoài.

Mặc dù lúc có bình luận đánh giá rằng, đây không phải là điều kiện né tránh đòn tấn công mà Mỹ đưa ra cho Syria, nhưng phía Nga đã nhạy bén chú ý đến điều này và nắm bắt ngay cơ hội cuối cùng duy trì hòa bình cho Syria.

Ngay tối hôm đó, Bộ ngoại giao Nga đã khẩn cấp triệu tập cuộc họp báo dài chưa đầy hai phút. Ngoại trưởng Lavrov chỉ ra rằng: “Nếu đặt vũ khí hóa học của Syria dưới sự giám sát quốc tế giúp Syria tránh được các cuộc tấn công quân sự, Nga sẽ ngay lập tức bắt tay vào việc đó”. 

Đại cao thủ Putin với chiến thuật “diệt gọn” đối thủ trên đấu trường chính trị ảnh 3

Ngày 10/9/2013, tổng thống Putin phát biểu thông cáo về giải pháp hòa bình “đổi vũ khí hóa học lấy hòa bình” cho Syria.

Ngay ngày hôm sau 10/9/2013, tại dinh tổng thống ở ngoại ô Moscow, tổng thống Putin phát biểu thông cáo, lần đầu tiên đưa ra giải pháp hòa bình cho Syria “đổi vũ khí hóa học lấy hòa bình”, ông Putin nhấn mạnh phương án này là một bước đi đúng đắn trên con đường giải quyết một cách hòa bình cuộc khủng hoảng ở Syria. Sau đó, phía Mỹ, chính quyền tổng thống Bashar al- Assad và phe đối lập đều hoan nghênh trước lời đề nghị này.

Trong thời khắc then chốt nhất của cuộc khủng hoảng Syria, tổng thống Putin đã xoay chuyển được cục diện nguy hiểm, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Nga trong quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, đây chính là nghệ thuật “ngoại giao Judo” hóa giải chiến tranh. Nga, các tổ chức quốc tế và một số quốc gia đã giúp Syria vận chuyển và tiêu hủy số vũ khí hóa học, khiến cuộc khủng hoảng tạm thời lắng xuống.

Thừa thế xuất chiêu: Bảo vệ lợi ích chiến lược

Ngày 22/2/2014, tổng thống Ukraine Yanukovych bị phe đối lập lật đổ, quốc gia này phải đối mặt với cục diện ngả về phương Tây. Xét về chiến lược, điều này đồng nghĩa với việc Nga sẽ mất đi vùng đệm là Ukraine, biên giới phía Tây sẽ phải đối mặt trực tiếp với mối đe dọa an ninh từ phía các nước phương Tây.

Đồng thời, khi hiệp định cho thuê cảng quân sự Crimea được ký dưới thời tổng thống hết hiệu lực, độ ảnh hưởng quân sự của Nga sẽ bị rút khỏi biển Đen, Hạm đội biển Đen nổi tiếng cũng mất đi ý nghĩa tồn tại.

Ngày 27/2/2014, quốc hội nước cộng hòa tự trị Crimea từ chối thừa nhận chính phủ mới thân phương Tây, đề nghị bỏ phiếu trưng cầu dân ý về việc sát nhập vào Nga, quốc kỳ Nga đã được kéo lên trước tòa nhà quốc hội. Đứng trước tinh thần sôi sục đòi sát nhập trở lại nước Nga của người dân Crimea, các quan chức Nga đều tỏ ra thận trọng, và tổng thống Putin cũng biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng sau lễ bế mạc Thế vận hội mùa đông Sochi. Ông Putin sẽ lựa chọn con đường nào đã trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế.

Ngày 1/3/2014, Ủy ban liên bang Nga tuyên bố, họ đã trao quyền cho tổng thống Putin sử dụng lực lượng vũ trang Nga, bảo hộ công dân, đồng bào Nga trên lãnh thổ Ukraine và sự an toàn về tính mạng của sĩ quan lực lượng vũ trang Nga. Điều này chứng tỏ có thể Nga đã đưa quân sang can thiệp cuộc khủng hoảng Crimea.

Trước đó một ngày, nhiều hãng truyền thông đưa tin, mấy chục nhân viên vũ trang đã phong tỏa sân bay Sevastopol ở vùng Crimea của Ukraine. Các binh sỹ này trong quân phục không ghi tên nước, trang bị thống nhất, đội mũ bảo hiểm và mặc quân phục chống đạn, quân phục chính là loại trang phục Nga phát cho lính nhảy dù vài năm gần đây.

Các dấu hiệu cho thấy, lúc đó Nga đã huy động lực lượng nhảy dù kiểm soát mục tiêu quan trọng trên bán đảo Crimea. Hơn 1 tháng sau, trong chương trình truyền hình trực tiếp, tổng thống Putin đã đích thân chứng thực, thời điểm ấy, những quân nhân đó chính là “quân nhân của chúng tôi, họ đã tạo điều kiện cho người dân Crimea được tự do bày tỏ ý kiến trong thời gian tổ chức trưng cầu dân ý”.

Đại cao thủ Putin với chiến thuật “diệt gọn” đối thủ trên đấu trường chính trị ảnh 4

Ngày 18/3/2014, tổng thống Putin cùng nhà lãnh đạo địa phương Crimea ký kết “Hiệp định sát nhập vào Nga”.

Ngày 16/3/2014, Crimea tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề sát nhập vào Nga, cuối cùng có trên 95% số người ủng hộ việc sát nhập với nước Nga. Cuối cùng, Nga đã cấp tốc khởi động quy trình bán đảo này sát nhập vào Nga. Ngày 18/3/2014, tổng thống Putin cùng nhà lãnh đạo địa phương ở Crimea ký kết “Hiệp định sát nhập vào Nga”.

Các chuyên gia quốc tế cho rằng, thừa thế xuất chiêu, tiếp nhận Crimea sát nhập vào Nga là đòn phản kích trước tình thế quan trọng, ở mức độ nhất định, bảo vệ lợi ích của nước Nga trong khu vực.

Tổng thống Putin đã từng nói, Judo vừa rèn luyện sức khỏe, vừa rèn luyện trí tuệ, là một bộ môn triết học, nó giúp bạn hiểu rõ về đối thủ, kiếm soát bản thân, hoàn thiện chính mình. “Chính trị gia cần những kiến thức, năng lực và kĩ xảo này”. Trong cuộc đấu trí về chính trị giữa các nước lớn, dường như tổng thống Putin đã đưa những tinh hoa của bộ môn Judo vào tiền thức quyết sách chiến lược của mình.

H.L