|
Tuyến đập ngăn mặn số 1 đã được thi công trên công Cẩm Lệ (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) |
Vị trí xây dựng được xác định tại khu vực hạ lưu cầu Nguyễn Tri Phương nằm trên sông Cẩm Lệ (quận Cẩm Lệ). Quy mô đầu tư tuyến đập tạm số 2 dài 120,42m, kết cấu đập tạm bằng cọc cừ Larsen loại 4. Cao độ đỉnh cừ tuyến đập tạm là +1m, đóng cừ loại 12m dài 90m, đoạn còn lại 30,42m giữ nguyên tuyến hiện trạng. Thời gian hoàn thành vào ngày 21/3.
Sau khi hoàn thành, tổng 2 tuyến đập tạm có chiều dài tổng thể gần 300m, giữ nguyên hiện trạng hơn 30m để tạo dòng chảy.
Cũng theo Dawaco, hiện tình trạng xâm nhập mặn đang diễn biến phức tạp, tỷ lệ cao hơn đỉnh nhiễm mặn năm 2019, nên buộc đơn vị phải khẩn trương xây dựng tuyến đập ngăn mặn thứ 2 này nhằm đảm bảo nguồn nước thô cho Nhà máy nước Cầu Đỏ.
Cũng liên quan đến tình trạng nhiễm mặn nghiêm trọng tại nguồn nước thô của Đà Nẵng trong thời gian qua, Dawaco cũng đã có báo cáo tình trạng lên UBND TP Đà Nẵng và kiến nghị các nhà máy thủy điện xả nước nhằm giảm thiểu tình trạng nhiễm mặn, đảm bảo nhu cầu cung cấp nước sinh hoạt cho người dân TP Đà Nẵng.
Trước đó, vào giữa tháng 1/2020, Dawaco đã triển khai tuyến đập tạm ngăn mặn tuyến 1 để giữ nước ngọt phía thượng lưu. Tuy nhiên, với những diễn biến mới, Dawaco phải gấp rút thi công nhánh đập tạm còn lại vì độ mặn của nguồn nước thường xuyên cao và kéo dài nhiều ngày.
|
Đập ngăn mặn thứ 2 trên sông Cẩm Lệ đang được Dawaco khẩn trương thi công
|
Theo số liệu quan trắc, diễn biến độ mặn nước sông Vu Gia tại vị trí cửa thu Nhà máy nước Cầu Đỏ từ ngày 1/3 – 12/3, nguồn nước thô trên sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Độ mặn lớn nhất ghi nhận được vào ngày 10/3 đã lên đến 6.863mg/l, vượt qua đỉnh mặn của năm 2019. Đặc biệt, có những thời điểm độ mặn đã duy trì với giá trị lớn hơn 1.000mg/l liên tục trên 24h