|
Khu biệt phủ trăm tỷ của đại gia vàng |
Trên thực tế, dư luận đều thấy rõ, sự tồn tại biệt phủ trong rừng đặc dụng Nam Hải Vân, là hoàn toàn sai quy hoạch cũng như các yêu cầu nghiêm minh của pháp luật. Là rừng đặc dụng, đất đai ở đây không thể sử dụng để xây dựng các công trình nhà ở hay kinh doanh nào hết.
Đây là lý do để ngay từ đầu, chính quyền Đà Nẵng tuyên bố không chấp nhận sự tồn tại một công trình xây dựng trái phép nào ở khu vực này. Một biệt phủ tương tự, đã phải tháo dỡ như vậy.
Thậm chí, các cấp chính quyền cơ sở tại đây còn cần phải rà soát lại, vì sao một công trình lớn như vậy, lại đã ngang nhiên được triển khai trong rừng, xây cất gần xong, mới phát hiện ra. Ai tiếp tay, hỗ trợ cho công trình này, đây là vấn đề phải làm rõ trong thời gian tới.
Trên tinh thần đó, ông Trần Thọ, chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng đã rất kiên quyết biểu lộ, Nghị quyết do HĐND địa phương đưa ra, yêu cầu tháo dỡ biệt phủ, thậm chí cưỡng chế, là đúng kỷ cương đường lối, phải thi hành.
Thời gian qua, do chủ đầu tư liên tục có văn bản xin lùi thời hạn chấp hành, nên địa phương có châm chước, để công trình tồn tại thêm 3 tháng. Song điều này không có nghĩa là chủ đầu tư sẽ tiếp tục xin gia hạn thêm nữa, và công trình sẽ được giữ lại, như một số đơn thư kiến nghị đề xuất.
Ông Thọ nhấn mạnh rằng, nếu công trình xây dựng nào cũng xin chiếu cố, rồi dựa vào giá trị đầu tư lớn, để giữ lại, thì kỷ cương rất khó giữ vững, những nỗ lực chấn chỉnh tình hình xây dựng, khai thác bất động sản trên địa bàn Đà Nẵng của các cấp quản lý, sẽ là vô nghĩa. Cho nên, nhất định địa phương không thể “chùn tay”.
Đông đảo dư luận cũng biểu hiện rằng, Đà Nẵng cần minh bạch rõ ràng với các sự việc sai phạm như công trình biệt phủ, mới có thể chấn chỉnh lại các vấn đề ách tắc trong quy hoạch, sử dụng đất đai trên địa bàn.
Một giám đốc doanh nghiệp đầu tư nhìn nhận: “Tại sao TP.HCM mới đây, chấp nhận đầu tư cả ngàn tỷ đồng để đào lại đoạn kênh bị lấp trong quá khứ, mà Đà Nẵng lại không thể tháo dỡ một công trình sai phạm giá trăm tỷ đồng. Không lẽ để đến mai sau, khi sự tốn kém đã to thành hàng trăm tỷ, thì thành phố mới thật sự ra tay hay sao?”.
Dự án đầu tư nước ngoài trên đèo Hải Vân, đã từng được chính quyền Đà Nẵng truy trách nhiệm xử lý rốt ráo.
Những lý do được chính quyền địa phương biểu hiện, trong công văn thông tin tạm chưa xử lý biệt phủ, cũng bị cộng đồng mổ xẻ một cách gay gắt, coi là động thái “đá quả bóng trách nhiệm lên trên”.
Có ý kiến cho rằng, nếu sự việc gì sai trái cũng đẩy lên cho Thủ tướng, mà địa phương không tự chủ quyết định lấy, thì trách nhiệm quản lý cơ sở ở đâu? Với vụ biệt phủ, đã rõ ràng có Nghị quyết HĐND, thì vì sao vẫn không thể thực thi?
Phải chăng ở đây, chính quyền Đà Nẵng vẫn còn những mối quan hệ gì khác, khiến một công trình sai phạm không thể soi chiếu trực tiếp vấn đề? Ông Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng từng nhìn nhận, vụ biệt phủ đơn giản, nhưng chủ đầu tư đã “gõ nhiều cửa” cầu cứu, nên khá rắc rối. Việc kiểm tra lại sự việc vì vậy phải tiến hành đầy cân nhắc, chính quyền không thể vội vàng.
Đối diện lý luận này, một chủ đầu tư xây dựng tại Thừa Thiên Huế cật vấn: “Trước đây, từng có dự án đầu tư vốn nước ngoài, ở vùng đèo Hải Vân, đã được thành phố Đà Nẵng sát sao đấu tranh, không chấp nhận vi phạm quy hoạch, ảnh hưởng chiến lược quốc phòng. Vậy sao đến nay, Đà Nẵng lại không thể quyết liệt giữ thái độ ấy, với một công trình mà nhìn vào, ai cũng biết nó sai lè?”.
Theo Bizlive