Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Hội thảo mang chuyên đề “Kinh tế học quản trị và Quản trị Marketing” lần thứ 7, năm 2018-gọi tắt là CEBMM 2018 cũng được tổ chức song song nhằm đem lại các nhìn đa chiều về thương mại điện tử, chiến lược Marketing trong trong bối cảnh cách mạng trí tuệ nhân tạo...
Hai hội thảo được chia thành 7 phiên làm việc song song gồm 4 phiên báo cáo chung và 3 phiên báo cáo chuyên đề. Đã có 35 tham luận được trình bày bởi 81 chuyên gia quốc tế đến từ 10 quốc gia gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Anh, Hoa Kỳ, CHLB Đức, Canada và nhiều nhà nghiên cứu của các viện, trường đại học, các khoa chuyên ngành về Kinh tế ở Việt Nam.
ICEBA 2018 là Hội thảo lần đầu tiên trong khuôn khổ hợp tác giữa ĐH Đông Á (Đà Nẵng) và IEDRC, nhằm đưa ra những góc nhìn đa chiều về kinh doanh điện tử với công nghệ IoT, mạng lưới hàng hóa và dịch vụ mạng,... Đặc biệt là những phân tích ứng dụng trên cơ sở đánh giá tổng quan cũng như chi tiết về trí tuệ doanh nghiệp, thiết lập giá trị và chiến lược kinh doanh, thách thức và đặc biệt là giải pháp cho kinh doanh điện tử và quản trị marketing hiện đại với những yêu cầu riêng biệt trong thời đại công nghệ số và CMCN 4.0 được các chuyên gia kinh tế hàng đầu đến từ 10 quốc gia trên thế giới phân tích.
Tại Hội thảo, các chuyên gia còn đưa ra những luận điểm mang ý nghĩa nhất định về thực nghiệm và lý thuyết trong phạm vi rộng của E-Business (kinh doanh điện tử)-một lĩnh vực mà tầm quan trọng của nó đang ngày càng gia tăng thông qua mức độ quan tâm ngày càng cao của cộng đồng nghiên cứu CNTT.
Đặc biệt, báo cáo “Cấu trúc chiến thuật kinh doanh của chiến lược tập trung khác biệt hóa và mô hình thực tiễn của các tập đoàn thành công tại Nhật Bản” của GS. Fujino Akihiko - Đại học Quốc tế Thái Bình Dương (Nhật Bản) đã thu hút sự quan tâm của các thành viên tham gia khi đưa ra cấu trúc "Porter's Generic Competitive Strategies”-một trong những cấu trúc thường được các tập đoàn thì với các công ty có quy mô nhỏ và vừa ở nhiều nền công nghiệp trên thế giới và Nhật Bản lựa chọn để tham khảo trong quá trình thảo luận chiến lược kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, các phân tích về các chiến lược phát triển dành cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng được các chuyên gia đưa ra nhằm giúp các doanh nghiệp Viêt Nam lựa chọn mô hình phát triển cũng như chiến lược cạnh tranh phù hợp trong bối cảnh mới. Điển hình nhất là Chiến lược "Tập trung khác biệt hóa" được cho là mô hình phù hợp với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phát triển mạnh mẽ và đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế tại Việt Nam hiện nay.
Tại Hội thảo, nghiên cứu “Ứng dụng E-Business trong kỷ nguyên Big Data và IoT: Cơ hội và thách thức”, GS. Yanqing Duan đến từ Đại học Bedfordshire-Vương quốc Anh đã thu hút sự quan tâm của các giới khi chia sẻ những quan điểm về lĩnh vực kinh doanh điện tử trong bối cảnh hiện nay
Ngoài ra, trong nghiên cứu “Ứng dụng E-Business trong kỷ nguyên Big Data và IoT: Cơ hội và thách thức”của GS. Yanqing Duan đến từ Đại học Bedfordshire-Vương quốc Anh đã chia sẻ những quan điểm đối với lĩnh vực kinh doanh điện tử trong bối cảnh hiện nay. Theo đó, ứng dụng E-business đã thu hút đáng kể sự quan tâm nghiên cứu trong 2 thập kỷ vừa qua.
Sự xuất hiện của Big Data, IoT (Internet of Things), và Phân tích kinh doanh (Business Analytics) đã tạo ra nhiều cơ hội chưa từng có cũng như đặt ra nhiều thách thức. Không chỉ làm rõ sự phát triển hiện tại của các mô hình kinh doanh theo dữ liệu và sự đổi mới, bàn về các thách thức đặt ra khi kiến tạo giá trị kinh doanh từ Big Data và IoT, bài báo cáo còn chia sẻ những kinh nghiệm nghiên cứu, các cơ hội nghiên cứu được mở ra cho việc phát triển nghiên cứu ứng dụng E-business từ cả khía cạnh lý thuyết lẫn thực tiễn.
Được biết, Hội thảo quốc tế về “Kinh doanh điện tử và ứng dụng” lần thứ 2 sẽ được tổ chức tại trường Đại học quốc gia Đài Bắc (Đài Loan) từ ngày 16/5-18/5/2018.