Thí sinh có điểm thi THPT quốc gia 2019 đạt 20,5 điểm trở lên ở tất cả khối được quyền nộp hồ sơ xét tuyển vào trường, bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng.
Đại học Ngoại thương cũng công bố mức điểm nhận hồ sơ theo phương thức xét tuyển kết hợp điểm thi giữa chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT quốc gia 2019 áp dụng cho chương trình đào tạo chất lượng cao và chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp quốc tế.
Đối với chương trình chất lượng cao của ngành Quản trị Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng và chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế của ngành Logistics, Quản lý chuỗi cung ứng, mức nhận hồ sơ là 15,5 điểm trở lên. Đây là tổng điểm 2 bài/môn thi THPT quốc gia 2019 (gồm điểm ưu tiên) trong tổ hợp môn xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn không phải Ngoại ngữ).
Đối với chương trình chất lượng cao ngành Kinh tế Đối ngoại, mức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo phương thức kết hợp là tổng điểm 2 bài/môn thi THPT quốc gia 2019 (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển) trong tổ hợp môn xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) đạt từ 16 điểm trở lên.
Mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển phương thức kết quả thi THPT quốc gia 2019 (đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng)
|
Về nguyên tắc xét tuyển theo phương thức xét tuyển kết hợp của Trường Đại học Ngoại thương (TP.HCM), điểm trúng tuyển được xác định dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh từng chương trình đào tạo đại học hệ chính quy giảng dạy bằng tiếng Anh và tổng điểm thí sinh đạt được.
Trong trường hợp tại ngưỡng điểm đánh giá hồ sơ xác định trúng tuyển của từng chương trình đào tạo, số thí sinh nhiều hơn số chỉ tiêu xét tuyển còn lại, nhà trường sử dụng tiêu chí phụ là điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12.
Ngoài ra, các nguyện vọng từ 1 - 4 của thí sinh có giá trị xét tuyển như nhau. Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng trước thì không được xét tiếp các nguyện vọng sau.