Mấy ngày qua, dư luận đang quân tâm đến vụ án mà trước đây Cơ quan CSĐT Công an TPHCM khám phá, sau đó ra kết luận đề nghị tuy tố vụ án “buôn lậu” với 4 bị can. Tuy nhiên, vụ án vẫn chưa đưa ra xét xử, bởi theo tìm hiểu của Ống kính Sài Gòn, nguồn tin cho hay, hôm nay (30.5), VKSND TPHCM đã trả hồ sơ vụ án “buôn lậu” và đề nghị điều tra bổ sung, làm rõ một số tình tiết trong vụ án. Chứ hoàn toàn không có chuyện vì con gái của một lãnh đạo ngành hải quan dính trong vụ án này, mà vụ án có dấu hiệu bao che.
Theo tìm hiểu, thì càng khẳng định, một số thông tin về bà Lê Nguyễn Thị Ái Trâm là con của lãnh đạo hải quan là sai sự thật. Bố ruột bà Trâm là ông L.V.T, nguyên chủ tịch UBND một huyện vùng ven thành phố, sau đó về làm giám đốc một sở ngành của UBND TPHCM và nay đã nghỉ hưu, chứ ông T không công tác trong ngành hải quan.
Vụ án này được Cơ quan CSĐT Công an TPHCM kết luận điều tra, vào 16h ngày 14.1.2015, Cơ quan CSĐT cùng Phòng CSGT kiểm tra xe ôtô 16 chỗ, mang BKS: 51D-009.13, do Vũ Văn Tuệ điều khiển, chở hàng từ kho Cty TNHH Hàng hóa Tân Sơn Nhất về kho ở quận Tân Bình. Trên xe chở 13 kiện hàng, điều kỳ lạ là toàn bộ còn nguyên số vận đơn và không bị bong tróc, rách bên ngoài, không có dấu hiệu hải quan đã kiểm hóa. Kiểm tra bên trong thì 13 kiện hàng chứa 844 điện thoại di động và máy tính bảng.
Cơ quan CSĐT xác định, ngày 14.1.2015, trên chuyến máy bay CX 767 của hãng hàng không Cathay Pacific từ Hong Kong (Trung Quốc) về Việt Nam có vận chuyển lô hàng với tên người nhận hàng là Lê Văn Kiển (ngụ xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Phú, tỉnh Bến Tre) và Trương Thị Thanh Mai (ngụ huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định).
Tuy nhiên, người đi nhận lô hàng là Phạm Quang Vinh và Phan Thị Dạ Hương móc nối với công chức hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất làm thủ tục hải quan, kê khai là hàng quà biếu dầu gió và đồ chơi trẻ em. Vinh mang giấy CMND của Mai, Kiển làm thủ tục hải quan Tân Sơn Nhất nhận hàng. Lúc này, công chức hải quan cửa khẩu Lê Nguyễn Thị Ái Trâm được phân công kiểm tra hàng hóa và được Vinh và Hương cho biết 13 kiện hàng là điện thoại đi động và máy tính bảng, rồi “nhờ” Trâm giúp. Trâm đồng ý và không kiểm hóa lô hàng mà cho qua và sau đó bị Cơ quan CSĐT bắt giữ.
Bà Trâm (đeo khẩu trang) lúc bị bắt. |
Theo Lao Động