Có gì trên đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

VietTimes -- AMTI (Mỹ) vừa tiến hành những so sánh các bức ảnh vệ tinh của họ và ảnh của tạp chí Inquirer để liệt kê chi tiết các công trình Trung Quốc xây dựng trái phép tại khu vực quần đảo Trường Sa trên Biển Đông (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Vào ngày 5.2, tờ Inquirer đã đưa ra những hình ảnh 7 công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. Hầu hết các bức ảnh đều được chụp vào cuối năm 2017 bằng máy bay điều khiển từ xa ở độ cao khoảng 1.500m, cho thấy các công trình và phương tiện quân sự của Trung Quốc được triển khai ở mức độ chi tiết chưa từng thấy trước đây.
Điều này củng cố các nguồn tin đã có trước đó về việc Trung Quốc đã hoàn thiện phần lớn các công trình quân sự trên các đảo nhân tạo bồi lấp phi pháp như các căn cứ không và hải quân và tiếp tục xây dựng trái phép trên các bãi đá ngầm, bất chấp những đàm phán ngoại giao giữa Bắc Kinh và các nước trong khu vực. 
Các bức ảnh chụp từ máy bay trước đó không cho thấy Trung Quốc có các công trình mới nhưng nó cung cấp góc nhìn mới quan trọng về kích thước, chiều cao hơn là các bức ảnh vệ tinh. Trang AMTI đã có so sánh các bức ảnh của Inquirer với ảnh vệ tinh để đưa ra một cách chi tiết nhất các công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc tại khu vực quần đảo Trường Sa. 
Đá Chữ Thập
Ảnh của Inquirer về Đá Chữ Thập được chụp ngày 28.11.2017, bao gồm hình ảnh phía bắc của đường băng trên căn cứ và các phương tiện thông tin liên lạc cùng tín hiệu cảnh báo. Đá Chữ Thập là một trong 3 đảo nhân tạo bồi lấp phi pháp quy mô lớn nhất ở khu vực quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc xây dựng trái phép trong suốt năm 2017 với các công trình trên một diện tích khoảng 100.000m2.
Ảnh trên Đá Chữ Thập.Đá Chữ Thập đã bị Trung Quốc biến thành pháo đài kiên cố với đường băng sân bay dài 3.000m, nhà chứa máy bay, cầu cảng và các công trình quân sự kiên cố
Ảnh trên Đá Chữ Thập.Một số công trình trên Đá Chữ Thập.
Ảnh trên Đá Chữ Thập.Các công trình xây trái phép trên Đá Chữ Thập.
Các công trình xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập bao gồm:
1. Phần cuối phía bắc của đường băng dài 3.000m đã hoàn thiện vào cuối năm 2015.
2. Nhà để máy bay có thể chứa khoảng 4 chiếc máy bay. Không gian để cho ít nhất 20 máy bay chiến đấu và 4 nhà để máy bay lớn có thể dùng để tránh bom, nạp nhiên liệu và chứa máy bay vận chuyển lớn được xây dựng ở phía nam dọc theo đường băng. Các nhà để máy bay này được hoàn thiện đầu năm 2017.
3. Một tháp cao chứa các phương tiện cảm biến/truyền thông được bao quanh bởi vòm phủ radar hoàn thiện cuối 2016. 
4. Một vùng các cột được dựng lên từ 2017. Ảnh chụp trên không chỉ cho thấy đây là thiết bị truyền thông nhưng nó giống như dải radar tần số cao giống như radar được lắp đặt tại Đá Châu Viên 2 năm trước. 
5. Một trong 4 điểm phòng thủ được xây dựng năm 2016. Các điểm phòng thủ trên các đảo nhân tạo xây dựng trái phép có những khẩu pháo lớn (trong ảnh chụp từ trên không cho thấy một điểm phòng thủ tại Đá Gạc Ma có pháo 100mm) và có những hệ thống phòng thủ tầm gần. 
6. Một dãy các cảm biến/truyền thông hoàn thành năm 2017. Không nơi nào trên quần đảo Trường Sa có một hệ thống như vậy. Có những hệ thống nhỏ hơn được xây trên Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn. Điều này cho thấy Đá Chữ Thập có thể được xây dựng như một căn cứ về tín hiệu tình báo/truyền thông cho Trung Quốc. 
7. Ba tháp cảm biến/truyền thông được che bởi vòm radar hoàn thiện năm 2017.
Đá Xu Bi
Ảnh Đá Xu Bi được chụp ngày 10.10.2017 gồm hình ảnh cận cảnh các công trình ở cả phía bắc và phía nam nhưng chủ yếu là ở mặt phía tây.
Ảnh trên Đá Xu Bi.Ảnh trên Đá Xu Bi.
Ảnh trên Đá Xu Bi.Ảnh trên Đá Xu Bi.
Ảnh trên Đá Xu Bi.Các công trình trên Đá Xu Bi.
Ảnh trên Đá Xu Bi.Các công trình trên Đá Xu Bi.
Ảnh trên Đá Xu Bi.Ảnh trên Đá Xu Bi.
Ảnh trên Đá Xu Bi.Ảnh trên Đá Xu Bi.
Các công trình bao gồm: 
1. Công trình ngầm có thể để chứa nhiên liệu, nước hoặc các chất liên quan.
2. Công trình cảm biến/truyền thông che bởi vòm radar
3. Cần trục di động được sử dụng để chuyển hàng giữa tàu và cảng. Trên ảnh vệ tinh có thể thấy cần trục ở vị trí giữa cảng trong khi ảnh máy bay thì cần trục nằm ở phía đông cảng. 
4. Một trong 4 điểm phòng thủ xung quanh căn cứ xây dựng năm 2016.
5. Một ngọn hải đăng lớn. 
6. Bãi hạ cánh hơn 3.000m hoàn thiện đầu năm 2016.
7. Không gian nhà để máy bay đủ chỗ cho 20 máy bay chiến đấu hoàn thành cuối năm 2016. 4 nơi để máy bay ở phía bắc cuối đường băng. 
8. 4 nhà để máy bay cho các máy bay lớn hoàn thành đầu năm 2017.
9. Các hầm chứa dưới đất có thể để chứa đạn dược hay các vật liệu xây dựng năm 2017. Các công trình ngầm cũng có trên Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi.
10. Dải radar tần số cao "chuồng voi" - Nó được gọi như vậy vì có hàng rào cao xây dựng vòng quanh ăngten. 
11. Một trong bốn điểm phòng thủ quanh căn cứ năm 2016.
12. Cấu trúc dày với mái che di động có thể chứa bệ phóng tên lửa di động hoàn thiện năm 2017. Trong ảnh của Inquirer cấu trúc này có mái vòm radar có thể sử dụng để nhắm mục tiêu đang chờ để triển khai. 
Đá Vành Khăn
Ảnh Đá Vành Khăn chụp ngày 30.12.2017 tập trung vào đường băng và các công trình phía tây tại đây. Đá Vành Khăn là đảo nhân tạo lớn nhất Trung Quốc xây dựng trái phép ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Ảnh trên Đá Vành Khăn.Ảnh trên Đá Vành Khăn.
Ảnh trên Đá Vành Khăn.Các công trình trên Đá Vành Khăn.
Ảnh trên Đá Vành Khăn.Ảnh trên Đá Vành Khăn.
Ảnh trên Đá Vành Khăn.Ảnh trên Đá Vành Khăn.
Ảnh trên Đá Vành Khăn.Ảnh trên Đá Vành Khăn.
Ảnh trên Đá Vành Khăn.Ảnh trên Đá Vành Khăn.
Các công trình bao gồm:
1. Công trình cảm biến/truyền thông được che bởi vòm radar hoàn thành năm 2017.
2. Một trong bốn điểm phòng thủ xây dựng năm 2016.
3. Ba tháp cảm biến/truyền thông che bởi vòm radar hoàn thành năm 2017.
4. Các hầm ngầm chứa đạn hoặc vật liệu xây dựng năm 2017. Trong ảnh của Inquirer các hầm đã được chôn xuống nhưng trong ảnh vệ tinh của AMTI cho thấy các hầm này ở thời điểm sớm hơn. Các công trình ngầm cũng được xây dựng trái phép tại Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi. Nhiều công trình ngầm được xây dựng ở phía bắc Đá Vành Khăn (cũng như tại Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi).
5. Đường băng dài 3.000m hoàn thành năm 2016.
6. Nhà để máy bay có sức chứa 8 máy bay chiến đấu hoàn thành cuối năm 2016.
7. Một trong 5 nhà để máy bay dành cho máy bay lớn hoàn thành cuối năm 2016.
8. Công trình cảm biến/truyền thông được che bằng vòm radar cùng nhà điều hành bay.
9. Hầm chứa 16 máy bay chiến đấu hoàn thành cuối năm 2016.
10. Cột báo hiệu radio đa hướng để điều hành bay.
Đá Châu Viên
Ảnh Đá Châu Viên chụp ngày 9.6.2016. Trong ảnh cho thấy các công trình xây dựng trái phép trên đảo bé thứ 4 trên 7 đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp ở quần đảo Trường Sa. Ảnh vệ tinh năm 2018 không cho thấy có nhiều thay đổi trên đảo này.
Ảnh trên Đá Châu Viên.Ảnh trên Đá Châu Viên.
Ảnh trên Đá Châu Viên.Ảnh trên Đá Châu Viên.
Các công trình bao gồm:
1. Một tháp cao chứa cảm biến/truyền thông được che bởi vòm radar hoàn thiện đầu năm 2016.
2. Hải đăng xây năm 2015, một trong những công trình xây dựng đầu tiên tại đây.
3. Một trong 2 điểm phòng thủ hoàn thành năm 2016.
4. Nhà điều hành giống như công trình trên Đá Lạc, Đá Tư Nghĩa và Đá Gạc Ma
5. Điểm phòng thủ thứ 2 cũng được hoàn thành năm 2016.
6. Trạm radar lớn giống như dành cho radar tần số cao. Vì dải này gồm các cột thẳng đứng nên ảnh vệ tinh không mô tả rõ bằng ảnh của Inquirer.
7. Tháp truyền thông hoàn thành năm 2015. Hai vòm radar màu xanh bên cạnh tháp trong ảnh vệ tinh không xuất hiện trong ảnh của Inquirer và được xây dựng năm 2016.
Đá Gaven
Ảnh Đá Gaven chụp ngày 28.11.2017. Không như các đảo nhân tạo khác, các điểm phòng thủ ở Đá Gaven đều nằm trên nhà điều hành.
Ảnh trên Đá Lạc.Ảnh trên Đá Gaven.
Ảnh trên Đá Lạc.Ảnh trên Đá Gaven.
Các công trình xây dựng bao gồm:
1. Tấm pin điện mặt trời xây dựng trước nhà điều hành năm 2015.
2. Trung tâm điều hành trên Đá Gaven xây năm 2015. Cấu trúc hình bát giác ở mỗi góc để chứa pháo xuất hiện trong ảnh của Inquirer.
3. Tháp truyền thông với vòm radar màu xanh. Tháp xây năm 2015 và có mái vòm radar nửa đầu năm 2016.
4. Ba trong 6 tuốc-bin điện gió trên Đá Gaven (ba chiếc còn lại nằm giữa tháp truyền thông và nhà điều hình). 6 tuốc-bin điện xây dựng năm 2015.
5. Tháp cảm biến/truyền thông che bằng vòm radar hoàn thành năm 2016.
Đá Tư Nghĩa
Ảnh Đá Tư Nghĩa chụp ngày 28.11.2017. Cũng như Đá Gaven, không có điểm phòng thủ độc lập trên Đá Tư Nghĩa. Tất cả nằm trên nhà điều hành. Ảnh của Inquirer cho thấy pháo cỡ 100mm/56 trên nóc nhà.
Ảnh trên Đá Tư Nghĩa.Ảnh trên Đá Tư Nghĩa.
Ảnh trên Đá Tư Nghĩa.Ảnh trên Đá Tư Nghĩa.
Các công trình bao gồm:
1. Nhà điều hành xây dựng năm 2015.
2. Tháp truyền thông với mái vòm radar xanh. Tháp xây năm 2015, vòm radar được lắp giữa năm 2016.
3. Tháp cảm biến/truyền thông che bằng vòm radar hoàn thành đầu năm 2016.

Đá Gạc Ma
Giống như Đá Gaven và Đá Tư Nghĩa, ảnh Đá Gạc Ma chụp ngày 28.11.2017. Ảnh trên Inquirer cho thấy góc rõ ràng của các điểm phòng thủ, chiều cao, cấu trúc và các mái vòm radar (không thể xác định nếu chỉ xem ảnh vệ tinh).
Ảnh trên Đá Gạc Ma.Ảnh trên Đá Gạc Ma.
Ảnh trên Đá Gạc Ma.Ảnh trên Đá Gạc Ma.
Các công trình bao gồm:
1. Điểm phòng thủ hoàn thành năm 2016. Có pháo trên cấu trúc này.
2. Tháp truyền thông với vòm radar xanh. Tháp xây dựng năm 2015, còn mái vòm lắp đặt năm 2016.
3. Các tấm điện mặt trời lắp cuối năm 2015 đầu 2016.
4. Hai tuốc-bin gió triển khai cuối 2015.
5. Tháp cảm biến/truyền thông che bằng vòm radar hoàn thành cuối 2015.
6. Một ngọn hải đăng lớn.
7. Nhà điều hành bao gồm các điểm phòng thủ hoàn thành đầu 2016.