Chuyên gia Nga: Tu- 154 rơi là do lỗi của phi hành đoàn

VietTimes -- Các chuyên gia Bộ Quốc phòng kết luận, chiếc Tu- 154 bị tai nạn trên Biển Đen do: có thể là lỗi của phi công thứ hai, nhầm lẫn cần điều khiển các bộ phận, máy bay đang bay ở độ thấp và quá tải. Điều đó khiến máy bay mất ổn định và rơi xuống mặt nước. 
Chiếc máy bay chở khách Tu-154 B2 mã số RA-85572 của Bộ quốc phòng Nga
Chiếc máy bay chở khách Tu-154 B2 mã số RA-85572 của Bộ quốc phòng Nga

Sau khi giải mã hoàn chỉnh các hộp đen của chiếc Tu- 154 bị rơi trên vùng biển Sochi cuối tháng 12.2016, bao gồm những tham số kỹ thuật và lời nói - Các chuyên gia Bộ quốc phòng hoàn toàn có thể giải thích một cách chính xác nguyên nhân của tai nạn.

Các chuyên gia Bộ quốc phỏng mở hộp đen chiếc Tu-54 bị tai nạn

Theo các chuyên gia, chiếc máy bay hành khách bị tai nạn bởi sự kết hợp đồng thời nhiều yếu tố: Trong hành trình cuối cùng này máy bay đã bị quá tải, phi công Alexander Rovensk trong khi máy bay đang lấy độ cao đã nhầm lẫn cần điều khiển bộ càng bánh với cần điều khiển cánh tà. Khi phi hành đoàn nhận thấy sai lầm thì đã quá muộn, chiếc Tu-154 quá tải không có đủ độ cao để thực hiện động tác cơ động khắc phục tình huống. Máy bay đập thân sau vào mặt nước và vỡ thành từng mảnh.

Một cán bộ có tên là Lajfa, rất gần với cuộc điều tra về nguyên nhân thảm họa, cho biết: các chuyện gia nhận định rằng yếu tố con người có khả năng cao nhất là nguyên nhân của vụ tai nạn Tu-154.

Những nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu vận hành và sửa chữa máy bay của Bộ Quốc phòng trong Lyubertsy về cuộc đối thoại lần cuối cùng và những tham số dữ liệu chuyến bay (ghi lại hoạt động của tất cả các bộ phận trên máy bay) cho thấy, khi máy bay đang ở độ cao 450 mét so với mực nước biển ba phút, hệ thống cảm biến ổn định đường bay bị kích hoạt, máy bay đột ngột mất độ cao do có vấn đề nghiêm trọng xảy ra với cánh tà.

Ông Lajfa cho biết: Theo ý kiến của các chuyên gia, điều này chỉ có thể xảy ra khi phi công thứ hai, Alexander Rovensk - 33 tuổi, thay vì kéo cần điều khiển thu càng bánh xe máy bay, đã kéo cần điều khiển cánh tà. Điều đó khiến máy bay rơi vào tình huống góc tấn vượt giới hạn cho phép, phi hành đoàn đã cố đưa máy bay trở lại trạng thái ổn định để có thể hạ cánh, nhưng không kip.

Tình huống đã trở lên quá tồi tệ do tình trạng quá tải của máy bay. Khoang hành lý máy bay đã bị nhét hàng hóa chật cứng. Điều đó khiến phần đuôi máy bay bị kéo xuống phía dưới. Không thể cứu được máy bay do chưa có đủ tốc độ và độ cao. Đuôi máy bay đập xuống mặt nước, sau đó chiếc Tu-154 với tốc độ cao đập tiếp cánh phải xuống mặt nước và vỡ thành từng mảnh.

Theo nguồn tin của Laifa: Tình huống khẩn cấp hoàn toàn bất ngờ đối với phi hành đoàn, trong vài giây đầu tiên cơ trưởng Roman Volkov, 35 tuổi và phi công thứ 2 Alexander Rovansk choáng váng, nhưng đã nhanh chóng định tâm và trong những giây cuối cùng đã cố gắng cứu máy bay nhưng không thành công. 

Những lời thoại được ghi lại cho thấy: Phi công thứ hai báo cáo máy bay đang bay với tốc độ 300, sau đó phi công tiếp tục báo cáo đã thu càng máy bay…vài giây sau phi công lại kêu lên “cánh tà (..)” cùng với câu hỏi của cơ trưởng…độ cao máy bay…và báo cáo cuối cùng của phi công thứ hai..cơ trưởng, máy bay rơi.

Từ cuộc hội thoại này, cùng với tình trạng kỹ thuật của bộ phận điều khiển cánh tà máy bay, các thông số dữ liệu tình trạng ổn định của máy bay. Các chuyên gia hiểu rằng, đã có vấn đề nghiêm trọng với cánh tà vì lỗi lầm của phi hành đoàn.

Các phi công, bay trên máy bay Tu -154 đều khẳng định kết luận của các chuyên gia Bộ quốc phòng về nguyên nhân của thảm họa là do lỗi của phi công.

Buồng lái chiếc Tu-154, các hộp trên là cần điều khiển càng bánh và cánh tà, hộp màu đỏ là cần thu cánh tà

Phi công lái máy bay Victor Sazhenin, có kinh nghiệm 8 năm bay trên máy bay Tu-154 nhận xét:  Trên các máy bay dòng Tupolev, cần điều khiển càng bánh máy bay và cánh tà được thiết kế đặt trước mặt, phía trên kính quan sát. Hoàn toàn có khả năng nhầm lẫn 2 động tác “thu càng” – trước và “thu cánh tà” sau. Đặc biệt trong trường hợp phi công thứ 2, chịu trách nhiệm điều khiển càng máy bay và cánh tà trong giai đoạn máy bay cất cánh, quá mệt mỏi.

Điều đó khiến máy bay rơi vào tình trạng góc tấn lớn, đập đuôi xuống mặt nước biển, đuôi máy bay bị gãy và thảm họa đã xảy ra.

Tình huống quá tải của máy bay có thể xảy ra do chuyến bay đến Syria không phải là chuyến đầu tiên, người thân và những người đồng ngũ với cán bộ, chiến sĩ quân đội Nga ở Syria có thể yêu cầu chỉ huy sân bay và phi hành đoàn nhận thêm hàng hóa, quà và vật dụng thiết yếu cho những người ở xa. Điều đó đã khiến cho máy bay trở lên đầy tải và trong tình huống khẩn cấp, khối lượng hàng này dịch chuyển xuống phía đuôi máy bay và là yếu tố thứ cấp khiến thảm họa xảy ra.

Cơ trưởng Roman Volkov và phi công Alexander Rovensk của chiếc Tu-154 bị tai nạn

Ngoài ra, còn một khả năng nữa là ngay cả cơ trưởng Roman Volkov và phi công Alexander Rovensk, tốt nghiệp trường hàng không quân sự, đã không được đào tạo qua khóa huấn luyện đặc biệt bay trong tình trạng khẩn cấp ở căn cứ không quân Lipetsk hoặc Viện nghiên cứu bay Gromov. Nếu họ đã trải qua khóa huấn luyện này, thảm họa có thể tránh được.

Các chuyên gia cho rằng, nếu trải qua khóa huấn luyện này, các phi công có thể hiểu ngay được, họ đã rơi vào tình huống nào và sẽ lại kéo cần thả “cánh tà” phục hồi lại tình trạng máy bay và tránh được thảm họa. 

QA