Chúng ta sẽ lần đầu tiên được chiêm ngưỡng hình ảnh lỗ đen vũ trụ vào năm 2018

VietTimes -- Sử dụng dữ liệu thu được từ mạng lưới kính thiên văn toàn cầu có tên là Event Horizons Telescope, các nhà khoa học hy vọng sẽ chụp được hình ảnh đầu tiên của lỗ đen vũ trụ vào năm 2018.
Ảnh minh họa: Futurism
Ảnh minh họa: Futurism

Trong vòng 12 tháng tới, các nhà thiên văn học tin rằng họ sẽ làm được một điều đột phá, và nó có thể chúng ta mở mang kiến thức về vũ trụ bao la. Hố đen là một điểm trong thiên hà. Nó có một lực hấp dẫn vô cùng mạnh đến mức ánh sáng cũng không thể thoát khỏi. Nhà khoa học Albert Einstein dự đoán sự tồn tại của các hố đen trong lý thuyết tương đối tổng quát của ông, nhưng thậm chí ông cũng không tin rằng nó thực sự tồn tại. Và cho đến nay, không ai có thể đưa ra bằng chứng cụ thể về lỗ đen vũ trụ.

Hy vọng chụp được hình ảnh của lỗ đen vũ trụ năm 2018 đến từ một dự án có tên là Event Horizon Telescope. Đây là một dự án kéo dài hai thập kỷ nghiên cứu và chế tạo, sử dụng mạng lưới 9 kính thiên văn trên khắp thế giới kết hợp cùng kỹ thuật ghép hình giao thoa để tạo ra kính viễn vọng ảo. Bằng cách phối hợp làm việc, các thiết bị này có thể cung cấp tất cả các thành phần cần thiết để chụp hình ảnh của một hố đen.

Chúng ta sẽ lần đầu tiên được chiêm ngưỡng hình ảnh lỗ đen vũ trụ vào năm 2018 ảnh 1Hệ thống kính thiên văn EHT

Giám đốc EHT, Sheperd Doeleman cho biết rằng: "Nếu muốn ghi lại hình ảnh của lỗ đen, thứ nhất, bạn cần độ phóng đại cực cao từ kính thiên văn, tương đương với việc khi bạn đang ngồi ở New York mà có thể đếm các điểm lúm trên quả bóng đánh golf ở Los Angeles.” Và EHT đi vào hoạt động như một kính viễn vọng lớn như Trái Đất vậy.

Theo chia sẻ của Doeleman, nhóm nghiên cứu EHT đã tạo ra một "kính thiên văn Trái đất cỡ ảo", sử dụng một mạng lưới các ăng-ten vô tuyến độc lập rải rác khắp hành tinh. Sau đó, họ đồng bộ và lập trình để quan sát một điểm trong không gian cùng một lúc và ghi lại các sóng vô tuyến mà chúng phát hiện trên đĩa cứng.

Bằng cách kết hợp dữ liệu này vào một ngày sau đó, nhóm EHT có thể tạo ra một hình ảnh có thể so sánh với bức ảnh được chụp bằng một kính thiên văn cỡ Trái đất.

Vào tháng 4 năm 2017, nhóm EHT đã đưa kính thiên văn của họ vào thử nghiệm lần đầu tiên. Trong suốt năm đêm, tám ăng-ten trên toàn thế giới đặt tầm nhìn về Sagittarius A * ( Viết tắt là Sgr A *), một điểm nằm ở trung tâm của Dải Ngân hà mà các nhà nghiên cứu xác định là vị trí của một hố đen siêu lớn.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu đã có dữ liệu từ tất cả tám đĩa cứng và họ có thể bắt đầu phân tích với hy vọng tạo ra hình ảnh đầu tiên của một hố đen.

Không chỉ dừng lại ở việc tạo một hình ảnh về một hố đen để chứng minh rằng chúng tồn tại, kính thiên văn này cũng sẽ tiết lộ những hiểu biết mới về vũ trụ bao la của chúng ta.

Ông Doeleman nói: "Ảnh hưởng của các hố đen lên vũ trụ là rất lớn. Giờ đây, các nhà khoa học tin rằng những hố đen siêu lớn ở trung tâm các thiên hà và các thiên hà mà chúng sống đang tiến hóa cùng nhau theo thời gian, do đó quan sát những gì xảy ra gần chân trời sự kiện sẽ giúp chúng ta hiểu được vũ trụ một cách rộng hơn."

Trong tương lai, các nhà nghiên cứu có thể chụp hình một lỗ đen theo thời gian. Doeleman cho biết điều này sẽ cho phép các nhà khoa học xác định lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein có đúng tại ranh giới của hố đen hay không, cũng như nghiên cứu cách các hố đen phát triển và hấp thụ vật chất.

Doeleman nói rằng mặc dù toàn bộ nhóm rất vui mừng về triển vọng sản xuất hình ảnh chưa từng thấy trước đó, nhưng họ cũng đảm bảo làm việc một cách cẩn thận và tỉ mỉ trên dữ liệu, do đó chưa có thông tin chính thức khi nào thì họ sẽ hoàn thành.