Mỹ vừa bắn rơi máy bay chiến đấu Su-22 của quân đội chính phủ Syria ở Syria hôm 18/6 vì cáo buộc máy bay này "ném bom lực lượng SDF" do Mỹ hậu thuẫn.
Điều này khá gây ngạc nhiên vì máy bay chiến đấu, pháo binh và xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 2015 thường xuyên đã ném bom vào lực lượng SDF. Tuy nhiên Mỹ tuyệt nhiên không một lần nào tấn công đáp trả quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Vì lý do nào đó, danh nghĩa "tự phòng vệ tập thể của lực lượng đối tác liên minh" ở Syria chỉ áp dụng cho quân đội chính phủ Syria, chứ không áp dụng cho thế lực bên ngoài như Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuần trước, ông Erdogan cũng không biết bao nhiêu lần nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ có quyền tấn công SDF bất kỳ lúc nào mà “không cần hỏi bất kỳ ai.”
Trong một bài diễn văn, ông Erdogan lại một lần nữa gọi Lực lượng dân quân tự vệ YPG, lực lượng chủ chốt trong SDF là quân khủng bố, chỉ trích Mỹ tiến vào Raqqa với một tổ chức khủng bố, chỉ trích gói hàng viện trợ của Mỹ cho YPG và cuối cùng đe dọa sẽ trả đũa YPG nếu lực lượng này tấn công Thổ Nhĩ Kỳ. Lần cuối cùng ông Erdogan “trả đũa” YPG là vào tháng 4/2017, khi lực lượng Thổ giết chết 20 lính YPG/SDF bất chấp Mỹ phản đối.
Ông Erdogan cũng chỉ trích căn cứ không quân Mỹ đang xây dựng ở miền bắc Syria, cảnh báo rằng Thổ Nhĩ KỲ không hề hoan nghênh sự hiện diện lâu dài của Mỹ:
"Mỹ đang xây dựng một căn cứ không quân ở Kobani và sẽ sớm triển khai máy bay ở đây. Và họ sẽ đóng đô ở đây bằng cách này", ông Erdogan phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình RTP của Bồ Đào Nha.
"Liệu mọi người có hỏi tại sao Mỹ lại làm việc này? Tại sao Mỹ lại bước vào những nơi này?", ông Erdogan cật vấn.
Cho đến nay, Nga đã là đối tác của Mỹ trong việc kiềm chế ông Erdogan. Nga được cho là đã hành động nhiều hơn Mỹ trong việc ngăn Thổ Nhĩ Kỳ không tấn công SDF. Nga cũng là bên duy nhất thúc đẩy đưa người Kurd vào bàn đàm phán hòa bình ở Geneva.
Bảo vệ SDF khỏi sự tấn công của chính quyền Erdogan có ý nghĩa rất lớn đối với Nga vì ba lý do sau:
Thứ nhất, các cuộc tấn công của Thổ khiến mục tiêu trấn áp cuộc nội chiến của Nga trở nên phức tạp hơn. Thứ hai, quân đội Syria và SDF đều hưởng lợi trong việc làm suy yếu lực lượng khủng bố IS. Cuối cùng, không giống Damascus, Nga không phản đối người Kurd giành quyền tự chủ và cũng không coi SDF là kẻ thù hay mối đe dọa.
Đây là điều rất đáng ca ngợi, nhưng đồng thời cũng khiến Nga rơi vào vị thế khó xử vì Nga đang làm lợi cho lực lượng mà Mỹ hậu thuẫn ở Syria, trong khi quân đội Mỹ lại ném bom, bắn hạ máy bay và đe dọa lực lượng chiến đấu do Nga hậu thuẫn (quân đội chính phủ Syria).
Dường như việc Mỹ cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính cho các phiến quân Hồi giáo ở miền tây Syria chưa đủ gây đau đầu cho Nga và quân đội Syria, Lầu Năm Góc lại bắt đầu tấn công quân đội Syria ở miền đông và miền nam Syria.
Người Mỹ dường như thích tấn công quân đội Syria để "tự vệ" theo cách giải thích của họ, cũng như ông Erdogan thích “trả đũa” SDF, nhưng điều mà cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều không hiểu là nếu quân đội Syria cũng như SDF bị đẩy vào chân tường, Nga sẽ không thể đủ lực để che chắn cho SDF được nữa.
Nếu Mỹ tiếp tục bắt nạt quân đội Syria, và làm tổn thương uy tín của Nga ở Syria, liệu Mátxcơva có còn khả năng tìm kiếm một giải pháp thù địch ở Ankara và Damascus để trút giận dữ lên đầu người Kurd không?
Và điều gì xảy ra nếu, khi bị dồn vào chân tường, Nga kết luận rằng nước này không còn ở vị thế chọc giận Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách bảo vệ SDF khỏi chính quyền ông Erdogan nữa?
Liệu Erdogan có coi đó là tín hiệu để tiếp tục tấn công SDF một lần nữa hay không? Và nếu ông ta thực sự làm như vậy thì sao?
Đó sẽ là một đề xuất “thua cả đôi đường” cho Mỹ. Ngăn chặn những động thái của Thổ Nhĩ Kỳ mà không có Nga sẽ khiến Thổ tiến sâu hơn vào vòng tay của Nga, trong khi đó cho phép ông Erdogan tiếp tục tấn công SDF mà không phải chịu hậu quả sẽ làm mất sự tín nhiệm của Mỹ với lực lượng người Kurd.
Xét cho cùng, RCD kết luận hành động của Mỹ chống lại chính phủ Syria có thể sẽ phản tác dụng.