Cho rằng Đà Nẵng thiếu khu phức hợp thực sự lớn, FLC muốn được giới thiệu 2.000 ha để góp phần đưa Đà Nẵng “đáng sống nhất châu Á“

VietTimes -- Tập đoàn FLC vừa có văn bản đề nghị Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng giới thiệu địa điểm để khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch và đầu tư tổ hợp du lịch quy mô 1.000 - 2.000ha tại TP này.
Tập đoàn FLC vừa có văn bản đề nghị Đà Nẵng giới thiệu địa điểm để đầu tư tổ hợp du lịch quy mô 1.000-2.000ha tại TP này.
Tập đoàn FLC vừa có văn bản đề nghị Đà Nẵng giới thiệu địa điểm để đầu tư tổ hợp du lịch quy mô 1.000-2.000ha tại TP này.

Cụ thể, văn bản số 844/FLC-BĐT của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (HoSE: FLC) gửi Thường trực Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, Đà Nẵng đã thu hút được nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng, hình thành được nhiều khu khách sạn, resort 5 sao đẳng cấp, một số khu vui chơi giải trí cho du khách và người dân.

Tuy vậy, FLC viết: "Chúng tôi cho rằng Đà Nẵng vẫn đang thiếu một khu khu phức hợp dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng quy mô thực sự lớn, tích hợp được tất cả mô hình du lịch hấp dẫn nhất của thế giới. Du khách đẳng cấp hiện nay vẫn vẫn phải mất thời gian và khá bất tiện trong kỳ nghỉ để di chuyến đến các địa điểm khác khi muốn hưởng thụ các dịch vụ".

"Tập đoàn FLC cho rằng, Thành phố Đà Nẵng cần phát triển được những khu phức hợp dịch vụ du lịch lớn đế giúp khai thác tối đa tiềm năng du lịch của Thành phố trong thời gian tới" - văn bản nêu rõ.

"Với mong muốn góp phần phát triển kinh tế du lịch thành phố Đà Nẵng", Tập đoàn FLC đề xuất Thường trực Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng xem xét, giới thiệu khu đất có diện tích lớn từ 1.000 ha đến 2.000 ha để FLC có thể tiếp cận nghiên cứu, đề xuất ý tưởng quy hoạch và dự án đầu tư khu phức hợp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng.

Khu phức hợp, như hình dung của FLC, sẽ bao gồm 11 hạng mục: (1) Cụm các sân golf liên hoàn; (2) Cụm khách sạn, resort 5 sao; (3) Khu liên hợp đa phương tiện phục vụ các hội nghị quốc tế; (4) Khu dịch vụ vui chơi giải trí tập trung đẳng cấp (dự kiến sẽ đưa mô hình Disneyland hoặc Universal trên cơ sở hợp tác với các đối tác); (5) Tổ hợp các khu chăm sóc sức khỏe chủ động; (6) Khu trại hè quốc tế tập trung kết hợp các hoạt động giáo dục, vui chơi khoa học trẻ em, tìm hiểu văn hóa Việt Nam; (7) Trường đua ngựa và vườn thú; (8) Công viên chủ đề và quảng trường trung tâm; (9) Khu mua sắm tập trung (mô hình Premier Outlet); (10) Khu tâm linh; (11) Các khu biệt thự sinh thái, kèm theo là các tiện ích sống văn minh, hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

"Nếu được giới thiệu địa điểm phù hợp, Tập đoàn FLC sẽ quyết tâm đầu tư tại Đà Nẵng với dự án quy mô lớn, hoàn thành trong thời gian nhanh nhất, góp phần đưa Đà Nẵng trở thành một trong những thành phó đáng sống nhất của châu Á trong tương lai" - Tổng Giám đốc FLC, bà Hương Trần Kiều Dung, khẳng định.

Được biết, liên quan đến chủ trương đầu tư tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng, trước đó, Tập đoàn FLC đã có các đề xuất tương tự tới các địa phương lân cận Đà Nẵng như Quảng Ngãi, Bình Định,...

Gần nhất, tại Quảng Ngãi, FLC từng xin tỉnh này đầu tư xây dựng dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị Bình Châu - Lý Sơn với quy mô hơn 1.200 ha, kéo dài suốt dọc bờ biển từ khu dân cư Thanh Thủy đến thôn Phú Nhiêu (xã Bình Phú).

Ngoài ra, Tập đoàn của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết cũng muốn đầu tư 61ha trên đảo Bé thuộc huyện đảo Lý Sơn để làm du lịch. Tuy nhiên chủ trương này đã vấp phải không ít dư luận trái triều từ người dân địa phương.

Trao đổi với VietTimes qua điện thoại, đại diện FLC xác nhận thông tin tập đoàn này đã có văn bản gửi tới Đà Nẵng. Tuy nhiên vị này cũng cho hay, tất cả mới chỉ là đề xuất và chưa có gì cụ thể.

Được biết, tại văn bản gửi tới Đà Nẵng, FLC cũng giới thiệu: Uy tín và thương hiệu của Tập đoàn gắn với việc hoàn thành, đưa vào vận hành nhiều quần thể du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn trong một thời gian ngắn tại nhiều địa phương như: Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bình Định...

Các dự án của Tập đoàn FLC đã làm thay đổi đáng kể diện mạo du lịch, thu hút một lượng lớn du khách trong nước và quốc thế, tạo công căn việc làm, thu nhập cho hàng nghìn lao động, đóng góp vào nguồn thu ngân sách, tạo động lực lan tỏa thu hút làn sóng đầu tư nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung của các địa phương.

Đáng chú ý, văn bản dũng nêu rõ về một định lướng lớn khác của Tập đoàn: Thành lập Hãng hàng không Bamboo Airways.

Hiện hãng bay này đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cấp phép bay, theo kế hoạch sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên từ cuối tháng 12/2018, mở rộng hơn 100 đường bay trong nước và quốc tế trong 5 năm tới.

"Bamboo Airways sẽ góp phần quan trọng giúp các địa phương trong cả nước, trong đó có Thành phố Đà Nẵng, kết nối dễ dàng và thuận tiện với nhiều địa phương trong nước và với nhiều thành phố trên thế giới" - FLC thông tin./.