Châu Á chạy đua vũ trang vì Trung Quốc gây sự ở Hoa Đông, Biển Đông

VietTimes -- The Times of India ngày 3/6 cho rằng, Trung Quốc gia tăng bành trướng quân sự và hung hăng hăm dọa ở biển Hoa Đông, Biển Đông đã buộc các nước châu Á như Australia và Việt Nam nâng cấp và mua sắm tàu ngầm và máy bay chiến đấu. 
Trung Quốc đăng gia tăng sức mạnh hải quân nhằm hiện thực hóa mưu đồ chiếm đoạt gần như toàn bộ Biển Đông.
Trung Quốc đăng gia tăng sức mạnh hải quân nhằm hiện thực hóa mưu đồ chiếm đoạt gần như toàn bộ Biển Đông.

Trong tình hình này, các nhà thầu quốc phòng trên thế giới đã tập trung quan tâm đến các nước châu Á, tìm cơ hội thương mại.

Tờ Jane's Defense Weekly Anh cho rằng, đến năm 2020, tổng số ngân sách quốc phòng của khu vực châu Á sẽ tăng lên đến 533 tỷ USD, trong khi đó, năm 2015 là 435 tỷ USD. 

Chi tiêu quân sự toàn cầu cũng tiếp tục chuyển từ Tây Âu và Bắc Mỹ sang các thị trường mới nổi.

Số liệu này làm cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương lấy Bắc Mỹ làm chuẩn về chi tiêu quân sự, dự kiến, đến lúc đó, chi tiêu quân sự của Bắc Mỹ sẽ từ 1/2 toàn cầu hiện nay giảm xuống còn 1/3. 

Bài viết cho rằng, châu Á-Thái Bình Dương tăng trưởng chi tiêu quân sự là do khu vực Biển Đông ngày càng căng thẳng. Nhà phân tích hàng đầu Craig Caffrey của tờ Jane's cho rằng: "Các nước xung quanh Biển Đông hầu như đang phản ứng với tư thế cứng rắn của Trung Quốc ở Biển Đông và xu thế này hầu như không có dấu hiệu giảm đi".

Báo cáo Chính phủ cho thấy, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc có ngân sách quốc phòng nhiều nhất, lên tới 146 tỷ USD. Jane's dự đoán, đến năm 2020, ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ lên tới 233 tỷ USD.

Philippines mua máy bay chiến đấu FA-50PH của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Internet.
Philippines mua máy bay chiến đấu FA-50PH của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Internet.

Mặc dù ở châu Á, nhất là ở Đông Nam Á, chi tiêu quân sự cơ bản thấp, hơn nữa tỷ lệ trong GDP khá nhỏ, nhưng, các nước lệ thuộc vào tàu chiến và máy bay cũ, lạc hậu trong nhiều năm qua đều bắt đầu chạy đua nâng cấp các tài sản trên biển và trên không. 

Giám đốc điều hành hàng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Công ty Saab, Dan Enstedt cho rằng: "Hiện nay, đa số quân đội ở khu vực này đều cần tiến hành hiện đại hóa toàn diện, rất nhiều thiết bị cũ và lỗi thời không thể đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia, những ví dụ như vậy còn rất nhiều".

Căn cứ vào báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm Thuỵ Điển, chi tiêu quân sự của khu vực châu Á và châu Đại Dương trong đó có Australia và New Zealand đã tăng 5,4%. Trong khi đó, mức chi tiêu quân sự toàn cầu là 1%. 

Năm 2015, Indonesia, Philippines và Việt Nam đã lần lượt tăng trưởng 16%, 25% và 7,6%. Trong 10 năm tới, 1/4 đầu tư quốc phòng của Australia sẽ dành cho xây dựng năng lực trên biển.

Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí đã kéo dài 40 năm đối với Việt Nam, điều này có thể sẽ đem lại cơ hội thương mại. 

Tại Việt Nam gần đây ra diễn ra một cuộc tọa đàm giữa các nhà thầu quốc phòng hai nước, các công ty tham dự bao gồm Công ty Boeing và Công ty Lockheed Martin. 

Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Internet.
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Internet.

Khi trả lời phỏng vấn báo chí vào tháng 2/2016, Phó tổng giám đốc Công ty Lockheed Martin, ông Doug Greenlaw tiết lộ, châu Á là trung tâm chiến lược của công ty này. 

Đồng thời, ông cho biết: "Tăng trưởng kinh tế của châu Á nhanh hơn so với bất cứ khu vực nào khác trên thế giới, điều này thường thúc đẩy họ đầu tư cho an ninh. Chúng tôi đã nhìn thấy tiềm năng của châu Á. Hơn nữa, chúng tôi và các nước châu Á có quan hệ đối tác hợp tác quan trọng".

Mặc dù vậy, phần lớn con số chi tiêu đều khá thấp. Căn cứ vào số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, chi tiêu quốc phòng của Philippines chiếm 1,3% GDP năm 2015, tăng 1,1% so với năm 2014. 

Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam chiếm 2,3% GDP, cơ bản tương đương với năm 2015. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc chiếm 1,9% GDP, thấp so với 3,3% của Mỹ.

Thái Lan có thể là một trung tâm tăng trưởng của năm nay. Căn cứ vào bài báo tháng trước của tờ Bưu điện Bangkok, chi tiêu quốc phòng của nước này sẽ tăng 7,3%, chiếm 7,6% tổng ngân sách. Đơn đặt hàng của Thái Lan bao gồm 12 máy bay trực thăng vận tải Mi-17 Nga và 4 máy bay huấn luyện T-50 Golden Eagle Hàn Quốc.

Tháng 4, Australia tuyên bố chi tiêu 50 tỷ đôla Úc (36 tỷ USD) mua 12 tàu ngầm của doanh nghiệp đóng tàu quốc doanh Pháp, đây trở thành một trong những hợp đồng quốc phòng lớn nhất thế giới. 

Máy bay trực thăng Mi-17V5 Thái Lan. Nguồn ảnh: Internet.
Máy bay trực thăng Mi-17V5 Thái Lan. Nguồn ảnh: Internet.

Chính phủ Australia có kế hoạch chế tạo 9 tàu chiến và 12 tàu tuần tra biển gần, sẽ lần lượt chi 35 tỷ đô la Úc và 2 tỷ đô la Úc. 

Indonesia, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Singapore và Pakistan đều đang chế tạo hoặc mua sắm tàu ngầm. Năm ngoái, Pakistan đã mua sắm 8 tàu ngầm động cơ diesel-điện Trung Quốc, nhưng chưa công khai giá cả.

Theo Bloomberg, sau khi Ấn Độ giảm số lượng mua sắm máy bay chiến đấu Rafale của Công ty hàng không Dassault Pháp xuống còn 36 chiếc, họ còn muốn mua lượng lớn máy bay chiến đấu. 

Mặc dù chưa được tuyên truyền mạnh mẽ, nhưng, các công ty như Boeing, Lockheed Martin Mỹ và Công ty Saab Thuỵ Điển đã có xu hướng đồng ý chế tạo máy bay chiến đấu ở Ấn Độ. Khoảng 1/3 trong số 650 máy bay chiến đấu hiện có của Ấn Độ đều có thời gian hoạt động trên 40 năm.