|
Nguyễn Hà Đông |
Ông Tiến cho biết: "Những sản phẩm số, quảng cáo trực tuyến đều đã phát triển tại Việt Nam. Điều này đã đặt ra những thách thức đối với cơ quan thuế hiện nay.
Một ví dụ rất điển hình thời gian qua, đó là việc quảng cáo trực tuyến thông qua trò trơi điện tử của Nguyễn Hà Đông; hoặc có trường hợp khác, chỉ trong một thời gian ngắn kinh doanh tiền kỹ thuật số (tiền ảo) trên mạng, đã mang về doanh thu lên đến gần 170 tỷ đồng.
Thực tế trên đã tạo ra sức ép đối với cơ quan thuế. Trong khi nền tảng pháp lý chưa công nhận tiền ảo là một loại tài sản, nhưng phương thức hoạt động, kinh doanh lại là ngành nghề mà pháp luật không cấm. Vì thế cơ quan thuế rất khó khăn để quản lý. Tuy là khó, nhưng ngành Thuế không thể không quản lý".
Đến nay, việc kiểm tra và hướng dẫn kê khai nộp thuế của Nguyễn Hà Đông khá thuận lợi.
Theo ông Tiến, cơ quan thuế đã trao đổi với các bộ ngành để xác định loại hình kinh doanh của Nguyễn Hà Đông thuộc loại hình nào, và cha đẻ của Flappy Bird đã “tự giác” nộp thuế. Nguyễn Hà Đông đã tạm thời nộp hơn 1,4 tỷ đồng tiền thuế.
Nguyễn Hà Đông có thể sẽ phải nộp khoảng 10 tỷ đồng tiền thuế cho các cơ quan chức năng. Như vậy, với số tiền mà Nguyễn Hà Đông đã nộp thì vẫn… chưa thấm vào đâu.
Nguyễn Hà Đông kiếm được bao nhiêu tiền từ game?
Trong bài phỏng vấn với The Verge, lập trình viên Nguyễn Hà Đôngcủa .Gears đã cho biết doanh thu từ tiền quảng cáo thu về khoảng 50.000 đô la Mỹ mỗi ngày. Rất nhiều bạn đã cho rằng đây chỉ là số tiền ảo, một con số xạo nhằm quảng bá cho trò trơi của anh ấy. Anh Nguyễn Anh Tuấn, nhà sáng lập của Baomoi.com, một người rất rành về quảng cáo trực tuyến đã đưa ra những phân tích đáng tin cậy về con số này.
Flappy Bird thì cứ mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo tương ứng với 1 CPM thì chúng ta sẽ phải trả một số tiền nhất định nào đó. Mỗi lần bạn chơi lại Flappy Bird, nó đều hiển thị 1 quảng cáo và đó được tính là 1 lần hiển thị.
Google AdMob (AdSense for mobile) để tích hợp quảng cáo cho cả 2 phiên bản iOS và Android. AdMob có cả CPC và CPM. Một ưu thế của các công cụ quảng cáo hiện đại như AdMob là nó sẽ tối ưu hóa cho các quốc gia khác nhau, bạn ở Việt Nam sẽ đọc được quảng cáo liên quan tới dịch vụ, sản phẩm ở Việt Nam, ở Mỹ đọc của Mỹ… Do có ưu thế này mà chi phí của AdMob sẽ cao hơn một số nền tảng quảng cáo khác trên thị trường.
Quay trở lại Flappy Bird, game này đang được tải về nhiều nhất ở hạng mục miễn phí ở hàng chục quốc gia khác nhau, trong đó có những thị trường rất lớn và chi phí cao như Mỹ, Anh…
Tiếp theo chúng ta sẽ quan tâm về tỉ lệ CTR, trên điện thoại thì nó thường cao hơn trên web rất nhiều, vào khoảng 0,8%. Giả sử hầu hết chúng ta mải chơi đều không click vào thì vẫn có thể ước lượng tỉ lệ click vào khoảng 0,2%, một con số chấp nhận được. Có thể bạn không tin nhưng vẫn tồn tại một số người rất thích bấm liên tục vào các quảng cáo này cho công ty quảng bá bị mất tiền chơi! Chẳng hạn như nếu bạn ghét Samsung khi thì hiện quảng cáo của Samsung chúng ta bấm vào để họ mất tiền, ghét Apple thì bấm vào quảng cáo Apple… Thực chất khi rảnh mình cũng hay bấm vào mấy quảng cáo game trên Facebook lắm :3
Quay trở lại vấn đề chính, Flappy Bird có khoảng 50 triệu lượt tải về, và nếu tính rất thấp thì sẽ có khoảng 10 triệu người chơi mỗi ngày (active user). Giả sử nếu một người chơi 5 lần 1 ngày thì sẽ có tới 50 triệu impressions (xem phần CPM ở trên). Con số này rất thấp vì mỗi lần ở màn hình start là game lại hiển thị quảng cáo, mà cứ chơi vài giây là chúng ta lại bị về màn hình start 1 lần. Bạn Đông chạy cả quảng cáo trên đỉnh (top) và đáy (bottom) nên sẽ được tính 2 impressions mỗi lần về màn hình chính.
Như vậy, chúng ta có thể tính tổng số tiền bạn Đông nhận được bằng cách lấy số lượt hiển thị quảng cáo (50 triệu) nhân với 2 (hiển thị trên đỉnh và đáy ứng dụng), nhân tiếp cho 0,2% là tỷ lệ CTR và chi phí cho mỗi quảng cáo là 0,2$.
Phép tính sẽ như sau: 50.000.000 x 2 x 0,2% x 0.2 = 40.000$. Số tiền này được ghi nhận là doanh thu từ quảng cáo trên trò chơi Flappy Bird.
Theo VnE