|
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Được biết, tuyến đường cao tốc này đã được Thủ tướng đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Tỉnh Cao Bằng nhận định, khi được xây dựng xong, tuyến đường này sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Vì vậy, tỉnh kiến nghị Chính phủ cho thực hiện đầu tư tuyến đường này trong giai đoạn 2017-2020.
Thủ tướng cũng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ GTVT tải nghiên cứu, xem xét sử dụng khoản tín dụng ưu đãi 300 triệu USD của Trung Quốc. Tuy nhiên, đến hiện tại, tỉnh mới nhận được ý kiến phản hồi của Bộ GTVT.
Theo đó, Bộ GTVT cho biết, Bộ không phải là đối tượng được vay lại theo điều 63, luật Quản lý nợ công. Không những vậy, việc để hai hoành nghiệp chủ lực trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng (thuộc Bộ Giao thông vận tải) vay lại khoản vy 300 triệu USD nói trên là không khả thi. Trong khi Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) không đủ năng lực tiếp tục vay lại, thì Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng Cửu Long (CIPM) chưa có khả năng vay lại nếu Nhà nước không có cơ chế hỗ trợ phù hợp (hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay...).
Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Cao Bằng và UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì vay lại khoản vay này. Đồng thời ủng hộ đề xuất giao UBND tỉnh Cao Bằng là Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để huy động nguồn vốn và triển khai thực hiện đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh.
Tuyến cao tốc từ Đồng Đăng đến cửa khẩu Trà Lĩnh dài 144km, rộng 4 làn xe, kinh phí đầu tư khoảng 47.520 tỉ đồng (2,16 tỉ USD), tiến trình đầu tư sau 2030.