Phát hiện của các nhà khoa học này được đăng tải trên một tạp chí chuyên về vi khuẩn học (Journal of Medical Vorilogy), trong đó các tác giả nói rằng những người bị nhiễm chủng virus trên có khả năng đã tiếp xúc với các chủng loại động vật hoang dã tại khu chợ ở Vũ Hán, Trung Quốc – nơi mà gia cầm sống, hải sản, dơi và rắn cùng nhiều động vật khác được bày bán.
Một bản phân tích gen chi tiết về chủng virus 2019-nCoV cho thấy rằng nó là một chủng mới dường như là sự pha trộn giữa 2 chủng coronavirus khác; một chủng trong số đó đến từ loài dơi và chủng còn lại chưa rõ. Nhóm nhà khoa học này đưa ra bằng chứng rằng, địa điểm cuối cùng mà chủng virus này trú ngụ trước khi lây sang người là ở loài rắn, dựa trên dấu vết sinh học ở protein bề mặt của chủng virus này. Các protein này chính là thứ cho phép virus xâm nhập tế bào của vật chủ, và dạng đột biến cho phép 2019-nCoV dễ dàng tấn công tế bào của con người.
Bởi vậy, theo các nhà khoa học, ở một thời điểm nào đó, virus trên cá thể dơi đã nhảy sang các cá thể rắn và nhanh chóng thích nghi với hệ miễn dịch của rắn. Sau đó, người dân tại khu chợ Vũ Hán – điểm bùng phát dịch – có thể đã tiếp xúc hoặc ăn thịt rắn bị nhiễm virus.
Nhưng một số hình ảnh xuất hiện mới đây tại Vũ Hán – và được tờ Daily Star Online đăng tải – lại đưa ra một giả thuyết đáng sợ hơn. Có khả năng nào đó mà virus mới đã truyền trực tiếp từ loài dơi sang người?!
Mỗi nền văn hóa đều có các món ăn đặc trưng, và người dân Trung Quốc vốn nổi tiếng là có những món ăn khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Canh dơi, hay súp dơi, chính là một trong số những món ăn được coi là ghê rợn với nhiều người nhưng lại rất phổ biến ở Trung Quốc, thậm chí được xem là đặc sản.
Đợt bùng phát Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) ở Trung Quốc vào đầu những năm 2000 cuối cùng được giới khoa học chỉ rõ nguồn gốc là từ loài dơi móng ngựa ở tỉnh Vân Nam. Như đã biết, chủng virus 2019-nCoV xét về mặt gen gần gũi với virus SARS hơn bất cứ chủng virus nào khác, bởi vậy mà ý kiến cho rằng loài dơi là mầm bệnh là hoàn toàn có cơ sở. Loài dơi vật chủ của chủng virus mới không có cặp tai lớn như dơi móng ngựa, nhưng có khả năng chúng là chủng loại có liên hệ với nhau.
Một số ý kiến chuyên gia cho rằng nếu thịt động vật, như thịt dơi, không được nấu chín, khi người ăn vào sẽ khiến virus thâm nhập, bởi một số bộ phận nội tạng trong cơ thể người được xem là nơi sinh sản lý tưởng cho các chủng virus.
Mới trong năm ngoái, xuất hiện nhiều báo cáo về một dịch bệnh đã khiến 1 cặp vợ chồng ở phía Tây Mông Cổ tử vong – có liên quan tới đợt dịch hiện tại. Cặp đôi này trước đó đã ăn sống dạ dày, thận và mật của một con sóc marmot, và chết do một dạng viêm phổi cấp. Bệnh dịch này, mặc dù có cacsc triệu chứng gần giống đợt dịch hiện tại, gây ra bởi vi khuẩn Yersinia Pestis. Vụ việc lúc bấy giờ khiến giới quan chức phải phong tỏa toàn bộ thị trấn nơi mà cặp vợ chồng trên sinh sống. May mắn thay, không có thêm trường hợp khác.
Đương nhiên việc nấu chín thức ăn đúng cách và kỹ lưỡng là một trong những cách để khử mọi loại vi khuẩn. Nhưng virus lại có tính kháng nhiệt tốt hơn nhiều so với nhiều loại vi khuẩn, và trong mọi trường hợp, liệu một người có thể tin tưởng hoàn toàn người đầu bếp đang phục vụ món ăn có nguyên một con dơi trong bát nước dùng màu bùn?
Nhưng dù chủng virus mới có bắt nguồn từ loài dơi hay loài rắn, thì ít nhất ở thời điểm hiện tại các nhà khoa học cũng có thêm đầu mối để tiếp tục điều tra.