Cận cảnh 4 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ ở Đà Nẵng
VietTimes -- Với quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành thì Đà Nẵng đang sở hữu 4 bảo vật độc đáo, độc bản và có giá trị văn hóa khác biệt.
|
Đài thờ Đồng Dương đang được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã trở thành Bảo vật Quốc gia thứ 4 mà Đà Nẵng đang gìn giữ |
Ngày 24/12/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyên Xuân Phúc đã ký Quyết định về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 7).
Theo quyết định này, Đài thờ Đồng Dương đang được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã trở thành Bảo vật Quốc gia thứ 4 mà Đà Nẵng đang gìn giữ.
Cùng với Đài thờ Trà Kiệu, Đài thờ Mỹ Sơn E1, Tượng bồ tát Tara/ Avalokiteshvara có niên đại ngàn năm tuổi đã được công nhận vào năm 2013, thì Đài thờ Đồng Dương đã góp phần làm dài thêm danh sách Bảo vật Quốc gia đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng này.
|
Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, nơi lưu giữ và trưng bày 4 Bảo vật Quốc gia Việt Nam
|
Đài thờ Đồng Dương
Đài thờ Đồng Dương là hiện vật độc bản, có giá trị đặc biệt tiêu biểu, minh chứng cho một giai đoạn phát triển rực rỡ của vương quốc Champa cổ với ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa rõ nét. Những chi tiết điêu khắc, linh vật, cùng những hoa văn đặc trưng cho nền văn hóa Champa. Mặc dù có một số nét ảnh hưởng từ Trung Hoa, Ấn Độ và các nước lân cận, nhưng kiến trúc và điêu khắc Đồng Dương mang đậm yếu tố bản địa, tạo nên phong cách độc đáo, ấn tượng của nghệ thuật điêu khắc Champa.
Đồng Dương là một trung tâm Phật giáo của Vương quốc Champa nằm ở khu vực đồng bằng, cách thung lũng thánh địa Mỹ Sơn chừng 20km về phía Nam. Theo văn bia ghi lại, năm 875 vua Indravarman II đã cho xây dựng ở Đồng Dương công trình đồ sộ gồm tu viện và đền tháp để thờ Bồ tát Laksmindra Lokesvara-một dạng Bồ tát Quán Thế Âm.
Các kiến trúc được bao bọc bởi những vòng thành chữa nhật, nối tiếp theo trục Đông - Tây, mỗi vòng thành đều có một tháp cổng hướng về hướng đông và hai bên cổng có các tượng thần Hộ Pháp canh giữ.
Hiện vật được hai nhà khảo cổ Henri Parmentier và Charles Carpeaux nghiên cứu, khai quật vào năm 1902 và đưa về Bảo tàng trưng bày từ năm 1934 cho đến nay.
Tại Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, bảo vật gồm 2 cụm hiện vật Đài thờ được trưng bày tại 2 không gian đối diện nhau, ở giữa là tượng Bồ Tát Tara.
Một số hình ảnh về Bảo vật Quốc gia Đài thờ Đồng Dương:
|
Hiện vật Đài thờ Đồng Dương cụm 1
|
|
Họa tiết điêu khắc miêu tả các nghi lễ
|
|
Cụm Đài thờ Đồng Dương thứ 2
|
|
Họa tiết mô tả các nghi lễ tín ngưỡng Phật giáo
|
Tượng Bồ tát Tara
Tượng Bồ Tát Tara/Avalokiteshvara là 1 trong 3 bảo vật Quốc gia tại Đà Nẵng được công nhận từ năm 2013 và lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm.
Đây có thể nói là một trong số ít các cổ vật bằng đồng, được chạm khắc tinh xảo, đặc trưng cho phong cách Đồng Dương, phong cách tồn tại cách đây hơn 1.000 năm (thế kỷ thứ IX) và được gìn giữ, bảo tồn cho đến ngày hôm nay.
Một số hình ảnh tượng Bồ Tát Tara:
|
Tượng Bồ Tát Tara/Avalokiteshvara, 1 trong 3 bảo vật Quốc gia tại Đà Nẵng
|
|
Du khách hứng thú với Bảo vật Quốc gia
|
Đài thờ Mỹ Sơn E1
Còn Đài thờ Mỹ Sơn E1 đại diện cho phong cách điêu khắc Mỹ Sơn E1. Đây là vật kiến trúc công trình tâm linh có niên đại sớm nhất (thế kỷ thứ VII-VIII) cách đây 1.300-1.400 năm và còn khá khuyên vẹn sau nhiều biến cố.
Đài thờ Mỹ Sơn E1 là một điển hình trang trí chạm khắc tinh xảo xung quanh chân đài thờ. Các hình ảnh tái diễn sống động về cuộc sống sinh hoạt, các hoạt động trong rừng, chơi nhạc… cho đến nghi thức tế lễ tín ngưỡng của các tu sỹ Ấn Độ giáo ẩn dật, tu tập và hành đạo cách đây 1.300-1.400 năm. Giá trị khác biệt của bảo vâtj này là phản ánh chan thực mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa Ấn Độ và Champa trong giai đoạn đầu.
Một số hình ảnh Đài thờ Mỹ Sơn E1:
|
Bảo vật Quốc gia Đài thờ Mỹ Sơn E1
|
|
Hình điêu khắc xung quanh đài thờ
|
Đài thờ Trà Kiệu
Bảo vật Quốc gia còn lại là Đài thờ Trà Kiệu. Đây là bước chuyển tiếp của phong cách điêu khắc Champa trong giai đoạn thế kỷ VII-X, đặc trưng cho phong cách điêu khắc Trà Kiệu.
Hiện vật đánh dấu bước tiến mới, ghi nhận bước phát triển của nghệ thuật điêu khắc Champa trong tiến trình phát triển, giao thoa văn hóa của mình.
Điều khác biệt của Đài thờ Trà Kiệu là câu chuyện thần thoại kể về đám cưới của hoàng tử Rama và công chúa Sita trong trường ca Ramayana huyền thoại được thể hiện trên thân đài. Ngoài ra, với cấu tạo của của bệ yoni với hai thớt tròn đối xứng qua hai lớp cánh sen và một chiếc linga ba tầng đặt trong lòng khiến Đài thờ trở thành phong cách tiêu biểu của tổ hợp yoni-linga trong văn hóa cổ Ấn Độ. Một đặc trưng của văn hóa phồn thực phát triển rực rỡ trong nền văn hóa Champa cổ xưa.
Một số hình ảnh Bảo vật Quốc gia-Đài thờ Trà Kiệu:
|
Đài thờ Trà Kiệu là câu chuyện thần thoại kể về đám cưới của hoàng tử Rama và công chúa Sita trong trường ca Ramayana huyền thoại được thể hiện trên thân đài
|
|
Đài thờ tiêu biểu cho phong cách kiến trúc tổ hợp yoni-linga trong văn hóa cổ Ấn Độ
|
|
Câu chuyện thần thoại kể về đám cưới của hoàng tử Rama và công chúa Sita được thể hiện trên thân đài thờ
|
|
Một số họa tiết trên thân đài
|
|
Hoa văn cánh sen được cách điệu trên thân bệ thờ
|
|
Sức hấp dẫn của Bảo vật Quốc gia.
|