|
"Quái vật 5 mắt" mới của Nokia. Nguồn ảnh: Tech Viral |
Năm 2015, Light L16 được trang bị đến 16 camera - và có vẻ như năm nay công ty đang nghiên cứu để cho ra đời một kiểu mẫu mới. Huawei P20 Pro cũng có những 3 camera. Do đó, nâng cấp lên 5 camera hoàn toàn có thể xảy ra, chứ không phải điều viển vông như cách đây một vài năm. Câu hỏi lớn đặt ra, là thiết kế nhiều ống kính như vậy để làm gì?
Bạn có thể làm gì với quá nhiều ống kính như vậy?
|
Câu trả lời có thể do sự đa dạng của các loại hình cảm biến camera trên thị trường smartphone hiện nay. Tại sao lại phải chọn ống kính góc rộng, ống kính tele, cảm biến chiều sâu tới monochrome trong khi chúng ta có thể gộp hết vào một sản phẩm.
Về mặt lý thuyết, một chiếc smartphone có thiết kế như vậy khá khó để sử dụng do phần mềm chụp ảnh sẽ phải tự động chuyển đổi giữa tất cả các chế độ chụp hoặc tùy chọn theo nhu cầu người dùng. Trong khi đó, việc sản xuất ra một chiếc điện thoại nhiều ống kính sẽ rất tốn kém mà không phải ai cũng có nhiều nhu cầu về camera như vậy. Mỗi camera sẽ hoạt động độc lập và người tiêu dùng nhiều khả năng chẳng bao giờ sử dụng hết tất cả các chế độ chụp. Do đó, không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng trả tiền cho nhiều tính năng bản thân họ không hề có nhu cầu.
Huawei P20 Pro là sản phẩm gần nhất cho thấy nhiều camera có thể kết hợp cùng nhau để tạo ra những kết quả thú vị như thế nào. Công nghệ monochrome đã cải thiện dải tần nhạy sáng trong các bức ảnh bình thường bằng cách kết hợp dữ liệu từ cảm biến RGB tiêu chuẩn và các cảm biến đen trắng nhạy sáng. Phần mềm Hybrid Zoom thậm chí còn tham vọng hơn khi tổng hợp dữ liệu từ nhiều camera để tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao với chất lượng zoom ảnh tốt hơn. Cụ thể, ống kính tele 8MP của P20 Pro chụp được những bức ảnh lên tới 10MP ở cả mức zoom 3x và 5x.
Độ phân giải cao hơn, nhiếp ảnh linh hoạt hơn
Light L16 hoạt động theo cách tương tự, nhưng kết hợp các gương viễn vọng để đưa module camera vừa khít với kích thước mỏng của máy. Camera của L16 thu dữ liệu từ các module ống kính 28mm, 70mm và 150mm, tùy thuộc vào mức độ zoom. Kết quả là chúng ta có được một bức ảnh lớn 52MP tạo ra từ 10 góc nhìn khác nhau, cho phép zoom quang học lên đến 5x. Mẫu L16 mới dành do điện thoại di động được thiết kế cho 5 đến 9 ống kính, cho ra những bức ảnh với độ phân giải thậm chí đến 64 MP.
Việc ghép nhiều hình ảnh lại với nhau còn giúp cải thiện khả năng chụp ảnh trong điều kiện thiếu ánh sáng và HDR thông qua sử dụng nhiều khẩu độ khác nhau. Hiệu ứng chiều sâu chất lượng cao cũng có thể đạt được thông qua chỉnh sửa bằng phần mềm và tận dụng nhiều tiêu cự khác nhau.
Light L16 đời đầu không gây được ấn tượng như mong đợi, nhưng không thể phủ nhận ý tưởng này rất tiềm năng. Phiên bản tiếp theo có thể sẽ bùng nổ làng công nghệ smartphone. Công ty này đã công bố rằng chiếc smartphone mới được trang bị nhiều ống kính của họ sẽ được giới thiệu vào cuối năm nay.
Cũng về ý tưởng điện thoại nhiều camera, Nokia đã từng đầu tư vào Pelican Imaging từ năm 2013. Không như Light, cảm biến hình ảnh trên chiếc Nokia này nhỏ hơn nhiều. Dù vậy, công nghệ của Nokia vẫn quảng cáo những lợi ích tương tự, bao gồm tính năng lấy nét lại bằng phần mềm, tạo bản đồ chiều sâu, và chụp ảnh siêu phân giải. Không may là Tessera đã mua lại Pelican Imaging vào năm 2016, nhưng Nokia vẫn nung nấu ý tưởng này.
Zeiss, đối tác camera hiện tại của Nokia, đang nắm giữ một bằng sáng chế về thiết kế zoom có thể chuyển đổi, nhưng thiết kế đa ống kính của họ vẫn còn là bí mật. Một đối tác khác, FIH Mobile - hãng sản xuất điện thoại cho Nokia đã từng đầu tư vào Light trong năm 2015 và có bản quyền sử dụng công nghệ. Foxconn là mối liên kết chính giữa hai công ty. Liệu rằng Nokia sẽ được Light chuyển giao công nghệ vào cuối năm nay?
Tương lai mới của camera trên smartphone?
|
Chụp ảnh với độ phân giải cao không phải khái niệm mới, Oppo Find 7 ra mắt năm 2014 cũng có ý tưởng tương tự và Hybrid Zoom của Huawei cũng được nâng cấp công nghệ để kết hợp nhiều camera. Trong quá khứ, những vấn đề với công nghệ nhiếp ảnh là các yêu cầu xử lý cao, chất lượng thuật toán và hiệu suất năng lượng. Nhưng các smartphone đời mới vốn đã sẵn có các chip xử lý tín hiệu hình ảnh siêu mạnh, bộ vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số tiết kiệm năng lượng, và thậm chí là khả năng AI khả năng xử lý AI tiên tiến, do đó những yêu cầu trên không còn là vấn đề quan trọng. Mức độ chi tiết cao, khả năng zoom quang học, và hiệu ứng xóa phông tùy biến là những yêu cầu hàng đầu đối với các smartphone hiện đại, và công nghệ nhiều camera hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu trên. Thay vì sử dụng camera riêng biệt cho từng tính năng, tương lai của nhiếp ảnh smartphone sẽ nằm ở khả năng kết hợp nhiều camera để đạt được kết quả vượt trội và linh hoạt.
Theo Android Authority