Bằng chứng là một người dùng vừa phát hiện trang Twitter chính thức của Samsung Brazil đã sử dụng ảnh tải trên mạng để quảng cáo cho camera selfie trên Galaxy A8.
Quer enganar quem, @SamsungBrasil? pic.twitter.com/Xy7b2dsRcz
— Fᴇʟɪᴘᴇʀᴀs (@feliperas) 16 tháng 8, 2018
Essa, inclusive, não foi a única vez. pic.twitter.com/biJpKw6Oke
— Fᴇʟɪᴘᴇʀᴀs (@feliperas) 16 tháng 8, 2018
Hai bằng chứng cho thấy ảnh chụp selfie từ Galaxy A8 mà Samsung đăng tải thực chất là… ảnh tải trên mạng, chỉ bỏ đi watermark và chỉnh màu cho sặc sỡ hơn.
Sau khi bị "phanh phui", Samsung đã thừa nhận sử dụng ảnh có sẵn trên mạng nhưng vì lý do "thể hiện thái độ của đối tượng mà chúng tôi nhắm đến" (theo hệ thống dịch từ tiếng Brazil sang tiếng Việt trên Twitter).
Có thể có chủ đích, nhưng việc sử dụng ảnh có sẵn trên mạng dễ gây hiểu nhầm như thế này quả thực rất tai hại vì người xem sẽ cho rằng đó là ảnh chụp selfie từ chính Galaxy A8. Tại sao Samsung không dùng ảnh chụp từ chính thiết bị mà lại dùng ảnh trên mạng chứ?
Android Authority cho biết đây cũng không phải lần đầu một công ty bị phát hiện dùng ảnh tải trên mạng rồi ghi là ảnh chụp từ điện thoại. Năm 2016, Huawei (Trung Quốc) đã dùng ảnh chụp từ camera chuyên nghiệp rồi quảng cáo là chụp từ Huawei P9.
Năm 2012, Nokia cũng có đoạn video quảng cáo tính năng chống rung quang học (OIS) trên Lumia 920. Mọi người cho rằng video chống rung được quay bình thường, nhưng thực chất đã được Nokia dàn dựng bằng các thiết bị chống rung rồi mới quay.
Theo Báo Diễn đàn đầu tư