"Cẩm nang" màn hình AMOLED, LCD, Retina và Infinity Display

VietTimes – Trong thế giới công nghệ, chắc bạn cũng chẳng còn xa lạ gì với những loại màn hình như AMOLED, IPS LCD, Retina hay Infinity Display. Vậy từng loại có ưu - khuyết điểm gì? Tìm hiểu về những chuẩn màn hình thông dụng hiện nay sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn tối ưu nhất khi muốn mua một thiết bị mới.
Các nhà sản xuất đang chạy đua để cho ra mắt những loại màn hình smartphone ngày càng đẹp hơn (ảnh: neurogadget)
Các nhà sản xuất đang chạy đua để cho ra mắt những loại màn hình smartphone ngày càng đẹp hơn (ảnh: neurogadget)

Không ngoa khi khẳng định rằng màn hình là tính năng quan trọng bậc nhất trên smartphone, bởi chính nhờ nó thì người dùng mới có thể tương tác với điện thoại được. Với các thiết bị công nghệ như smartphone, không khó để người dùng nhận ra màn hình "rởm" qua trực quan, tuy nhiên sự khác biệt giữa màn hình hiển thị tốt và màn hình thực sự xuất sắc thì không phải ai cũng nhìn ra được.

Nói chung có hai loại màn hình chính được sử dụng trong điện thoại thông minh: LED và LCD. Hai công nghệ cơ bản này đã được nâng cấp thành AMOLED và IPS LCD.

Với sự phát triển vũ bão của công nghệ, AMOLED và IPS LCD cũng không còn vị trí chủ chốt trong nghệ màn hình. Thay vào đó, chúng ta đang quan tâm nhiều đến màn hình tiên tiến bậc nhất hiện nay: Super AMOLED, Super LCD, Super Retina OLED, Infinity Display... Vậy ai mới xứng đáng là bá vương trong nghệ màn hình?

1. AMOLED (Active Matrix Organic Light-Emitting Diode - Điốt phát quang hữu cơ ma trận động)

"Cẩm nang" màn hình AMOLED, LCD, Retina và Infinity Display ảnh 1Ảnh từ màn hình AMOLED trên Samsung Galaxy S8

 LED của AMOLED là chữ viết tắt của Light Emitting Diode ( Đi-ốt phát quang). Đây là một công nghệ mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên nhiều thiết bị gia đình. Màn hình hiển thị LED (màn hình diode phát quang) cũng hoạt động cùng cơ chế đó, thu nhỏ điểm ảnh, sắp xếp các đèn LED theo các cụm màu đỏ, xanh lục và xanh lam để tạo ra một điểm ảnh cá nhân (pixel).

O trong AMOLED là chữ viết tắt của Organic (hữu cơ). Nó đề cập đến một loạt các màng vật chất hữu cơ mỏng được đặt giữa hai dây dẫn trong mỗi đèn LED. Chúng tạo ra ánh sáng khi cho dòng điện chạy qua.

Cuối cùng, AM trong AMOLED là viết tắt của Active Matrix (hiển thị ma trận chủ động) nó khác Passive Matrix display (hiển thị ma trận bị động). Các màn hình ma trận bị động cung cấp dòng điện tới toàn bộ hàng bóng đèn LED cùng lúc, cho dù không lý tưởng nhất nhưng nó rẻ. Công nghệ này khá chậm và có thể không chính xác. Hiển thị ma trận chủ động đưa vào một tụ điện và mạng lưới bán dẫn (transitor) màng mỏng, để cho phép đặt đúng điện áp vào riêng mỗi pixel. Giờ tất cả các màn hình smartphone độ phân giải cao đều cần công nghệ ma trận chủ động (active matrix), vì ma trận bị động đòi hỏi bạn đưa vào điện áp cao hơn và nhiều pixel hơn.

Hình ảnh trên là một bức ảnh cận cảnh của màn hình AMOLED trên Samsung Galaxy S8. Mô hình màu RGB (Red Green Blue) được hiển thị rõ ràng. Về phía dưới cùng của hình ảnh đèn LED xanh lá cây và đỏ mờ hẳn còn đèn LED xanh lam chỉ sáng nhẹ. Đó là lý do tại sao các màn hình AMOLED tạo nên màu đen sâu hơn và có độ tương phản tuyệt vời. Màn hình AMOLED cho chất lượng hiển thị trên màn hình cao cấp hơn, đồng thời giảm bớt việc tiêu tốn điện năng.

Yếu điểm lớn nhất và cũng được cho là duy nhất của màn hình AMOLED chính là khó nhìn khi sử dụng gần nguồn sáng lóa hoặc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy, Samsung phát triển màn hình Super AMOLED nhằm khắc phục nhược điểm của AMOLED.

2. Super AMOLED và Infinity Display

Trong khi màn hình cảm ứng AMOLED được tạo thành bởi một lớp kính cảm ứng bên ngoài lớp hiển thị thì Super AMOLED đã loại bỏ đi được một trong 2 thành phần đó và tích hợp sẵn các phần tử cảm ứng ngay trên màn hình hiển thị. Màn hình Super AMOLED mỏng hơn cho hình ảnh độ tương phản cao và màu sắc rực rỡ hơn so với AMOLED.

Infinity Display (màn hình vô cực) là một cải tiến màn hình nổi bật từ Super AMOLED của Samsung trong năm nay với viền siêu mỏng, bo cong 2 cạnh.

3. IPS LCD

"Cẩm nang" màn hình AMOLED, LCD, Retina và Infinity Display ảnh 2Ảnh từ màn hình LCD trên Huawei Mate 8

Màn hình LCD (Liquid Crystal Display - màn hình tinh thể lỏng)  có thể hiểu đơn giản là một dạng chất lỏng được ghép giữa hai tấm thủy tinh nền và nó thay đổi tính chất khi có dòng điện chạy qua và có thể điều khiển được lượng ánh sáng đi qua. Màn hình LCD không tự tạo ánh sáng mà phải nhờ đến đèn nền để phát sáng. Màu sắc được tạo ra bằng cách sử dụng các bộ lọc màu đỏ, xanh lá cây và xanh lục, được gọi là các điểm ảnh phụ (sub pixel), sau đó được pha trộn để tạo ra nhiều màu sắc khác nhau.

Hình ảnh trên lấy từ màn hình LCD của Huawei Mate 8. Dễ dàng nhận ra rằng các điểm ảnh được tạo ra từ những điểm ảnh phụ có kích cỡ bằng nhau, mỗi ảnh phụ là một màu: đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Những màn hình LCD mang đến màu sắc trung thực nhất so với các loại màn hình khác, nhưng độ tương phản không cao như AMOLED.

4. Super LCD và IPS LCD

Giống như Super AMOLED, màn hình Super LCD cũng kết hợp màn hình cảm ứng. Nếu nàn hình LCD có một khoảng trống giữa lớp kính bên ngoài và lớp hiển thị phía dưới, thì với Super LCD khoảng trống này đã được loại bỏ để giảm thiểu phản chiếu trên bề mặt cảm ứng. Super LCD có độ tượng phản tốt hơn, màu sắc sinh động hơn và hiển thị dưới ánh sáng mặt trời dễ nhìn hơn so với màn hình AMOLED. Tuy nhiên, màn hình này hao pin hơn so với màn hình AMOLED và có độ sáng thấp hơn.

5. Màn hình Retina

"Cẩm nang" màn hình AMOLED, LCD, Retina và Infinity Display ảnh 3Ảnh từ màn hình Retina trên Macbook Pro

Retina là một thuật ngữ mang đậm tính marketing của Apple, nhằm chỉ loại màn hình IPS-LCD có mật độ điểm ảnh cao đến mức mắt thường của người không thể phân biệt được từng điểm ảnh riêng biệt ở góc nhìn thông thường.

Màn hình này lần đầu tiên được giới thiệu trên iPhone 4 có mật độ pixel lớn hơn đáng kể (trên 300 ppi) so với iPhone 3GS. Sau đó đến Retina HD, áp dụng cho iPhone có độ phân giải màn hình ít nhất là 720 ppi.

Gần đây nhất, để cạnh tranh cùng màn hình vô cực của Samsung, Apple đã sử dụng màn hình Super Retina HD trên siêu phẩm iPhone X  với nhiều tính năng tương tự AMOLED.

Độ chính xác màu sắc và độ phân giải màn hình

Cả hai công nghệ đều được sử dụng để xây dựng các màn hình với độ phân giải 720p, 1080p, Quad HD và 4K. Và các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM - Original Equipment Manufacturing) đã chế tạo các thiết bị hỗ trợ HDR10 sử dụng cả màn hình LCD và AMOLED.

Khi nói đến màu sắc, chúng ta biết rằng màn hình AMOLED sẽ tạo màu đen sâu hơn và tỷ lệ tương phản cao hơn, mặc dù độ chính xác màu đều tốt trên cả hai loại màn hình. Khi chúng tôi thử nghiệm một số điện thoại hàng đầu 2015/2016 bao gồm LG V10 và BlacBerry Priv năm ngoái, chúng tôi nhận thấy màn hình AMOLED đã cho kết quả rất chính xác, trong khi màn hình LCD thường có màu xanh nhạt. Đây là kết quả tất yếu khi LCD sử dụng đèn nền lọc màu xanh lam.

"Cẩm nang" màn hình AMOLED, LCD, Retina và Infinity Display ảnh 4Z5 Premium và LG V10 (LCD) thể hiện màu xanh nổi bật trên màu trắng gốc so với Priv và Note 5 (AMOLED).

Tuy nhiên khi chúng tôi thực hiện một số kiểm tra tương tự trong năm nay (năm 2017), kết quả cho thấy màn hình AMOLED và LCD đều cho độ chính xác cao tương đương nhau.

OLED: Galaxy Note 8, Pixel XL, OnePlus 5, Galaxy S8/S8 Plus

LCD: Huawei Mate 9, iPhone 7 Plus

"Cẩm nang" màn hình AMOLED, LCD, Retina và Infinity Display ảnh 5

Hiện tương Burn-in và lưu ảnh

Một trong những điểm yếu chính của màn hình AMOLED là hiện tượng burn-in. Hiện tượng Burn-in xảy ra khi hợp chất photpho phát sáng để tái tạo hình ảnh bị giảm cường độ liên tục trong một thời gian sử dụng kéo dài. Nói một cách dễ hiểu, đối với những đối tượng hiển thị dạng tĩnh như Menu, thanh công cụ … khi TV hoạt động một thời gian liên tục, những hình ảnh này sẽ bị “dính” vào màn hình dưới dạng bóng mờ. Burn-in được đánh giá là không làm tổn hại đến tuổi thọ của màn hình mà chỉ gây phiền toái cho người dùng.

Theo lý thuyết, tuổi thọ của một màn hình AMOLED là vài năm, ngay cả khi sử dụng 12 giờ một ngày. Tuy nhiên có một số bằng chứng cho thấy rằng màn hình này bị hiện tượng burn-in nhanh hơn các loại màn hình khác. Người sở hữu màn hình LCD cũng đừng sớm mừng thầm khi lựa chọn được màn hình miễn dịch với burn-in bởi LCD lại mắc phải hiện lưu ảnh hay còn gọi là bóng ma màn hình (image retention). Hiện tượng này không bao giờ xảy ra trên tấm nền AMOLED vì các điểm ảnh được chuyển vĩnh viễn trên màn hình này, chỉ có màn hình LCD mới gặp phải hiện tượng lưu ảnh vì các điểm ảnh luôn còn giữ những hình ảnh mờ trước đó.

Tổng kết

Rất khó để chọn ra được người chiến thắng trong cuộc chiến màn hình này vì ngoài khía cạnh công nghệ, chúng ta còn phải xét đến nhiều thành phần khác trên thiết bị.

Các thiết bị cao cấp thường trang bị màn hình AMOLED còn các thiết bị tầm trung thường sử dụng màn hình LCD. Tuy nhiên, điều này không hoan toàn đúng vì có rất nhiều thiết bị cao cấp với màn hình LCD. Với chi phí sản xuất màn hình OLED giảm đáng kể trong những năm gần đây, chắc chắn trong tương lai nhiều nhà sản xuất sẽ sử dụng tấm OLED với các thiết bị tầm trung.

Những ông lớn như LG hay Samsung đã sớm nắm bắt xu hướng này và đang nhanh chóng mở rộng khả năng sản xuất OLED của mình. LCD vẫn nắm một vị thế nhất định trong mảng truyền hình và các thiết bị màn hình cỡ lớn, còn vị trí thống trị màn hình điện thoại thông minh chắc phải nhường chỗ cho OLED.