Người dùng smartphone thường không mấy ai chịu tìm hiểu làm thế nào để kéo dài tuổi thọ pin smartphone. Tuy tính năng sạc nhanh thường giúp ta có đầy pin để sử dụng cả ngày, nhưng thực tế việc sử dụng pin trong một thời gian dài chắc chắn pin sẽ "lão hóa".
Nếu bạn là người đã sử dụng chiếc điện thoại của mình hơn một năm, thì có thể bạn sẽ thấy rằng pin không đủ dung lượng để dùng lâu như lúc mới mua. Dùng đến năm thứ hai, rất nhiều điện thoại không thể đủ pin để dùng cho cả ngày với một lần sạc. Đến năm thứ ba thì thậm chí pin còn gây cho hệ thống mất ổn định nữa.
Tất nhiên dung lượng pin sẽ giảm theo thời gian sử dụng. Tuy nhiên, vẫn có những thủ thuật giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ pin và các thiết bị điện tử. Chúng tôi xin gợi ý cho bạn một số thủ thuật hay giúp kéo dài tuổi thọ pin một cách tối đa.
Bạn nên sạc pin theo từng đợt nhỏ
Một sai lầm rất nhiều người mắc phải đó họ nghĩ rằng nên thỉnh thoảng xả sạch và sạc lại để làm sạch sẽ “lượng pin lưu”. Đây là sai lầm cực kỳ tai hại đối với loại pin lithium-ion. Đây có thể là ý tưởng tốt đối với các loại pin axit chì, nhưng thực tế đối với các loại smartphone hiện đại ngày nay thì suy nghĩ đó lại hoàn toàn không hợp lý.
Sạc theo từng đợt nhỏ rất tốt cho các loại pin lithium-ion và thực tế mang lại nhiều lợi ích giúp kéo dài tuổi thọ pin. Để hiểu được lý do tại sao, thì điều quan trọng là ta phải hiểu pin được sạc như thế nào. Khi gần hết, những loại pin Li-ion kéo vào một dòng điện không đổi và hoạt động ở một điện áp thấp hơn. Điện áp này tăng lên đều đặn khi pin được sạc lên, và đạt ổn định khi pin được khoảng 70% trước khi dòng điện bắt đầu giảm xuống cho đến khi dung lượng đầy.
Điều đáng chú ý là khi hoạt động ở một mức điện áp thấp rất tốt cho tuổi thọ pin, làm tăng số chu kỳ sạc hiện có trước khi bạn bắt đầu thấy dung lượng pin giảm mạnh. Nói đại khái rằng cứ giảm 0,1V điện áp pin thì sẽ làm tăng gấp đôi tuổi thọ chu kỳ, theo Battery University. Do đó, việc sạc điện thoại lên trong khoảng 30 đến 80% pin sẽ luôn giữ cho điện áp thấp hơn và kéo dài tuổi thọ pin.
Điện áp pin thấp giúp kéo dài dung lượng pin. Màu xanh: sạc ở điện áp thấp cho 65% lượng pin đầu tiên. Màu vàng: bắt đầu giai đoạn điện áp ổn định. Màu đỏ: thời gian sạc lâu lơn khi điện áp cao cho 15% lượng pin cuối cùng.
|
Hơn nữa, “độ xả sâu” cũng có tác dụng tương tự trên các chu kỳ xả hoàn toàn (xả sạch) trước khi dung lượng pin giảm xuống. Đó là lượng pin đã được sử dụng giữa hai lần sạc. Những lần xả một ít, khoảng 60% hơn là 100% giữa hai lần sạc có thể làm tăng gấp đôi tuổi thọ pin, và chỉ sử dụng hết 20% pin cũng có thể tăng gấp đôi tuổi thọ pin.
Việc chỉ sử dụng hết có 20% pin giữa hai lần sạc về thực tế là ít người làm được, nhưng về dài hạn thì việc sạc đầy pin lại sau khi bạn đã sử dụng hết một nửa pin sẽ làm tăng đáng kể tuổi thọ của pin, đặc biệt là đối với những người tránh sạc đầy mỗi lần. Tóm lại, sạc pin đều đặn mỗi lần một ít tốt cho các loại pin Li-ion hơn là sạc đầy trong một thời gian dài.
Dock sạc rất tiện dụng nhưng cần phải rút ra khi pin đã đạt 100%
|
Tránh sạc một cách vô tội vạ
Sạc qua đêm hay sạc cả ngày là một thói quen sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải. Đây là thói quen cần tránh vì nhiều lý do. Thứ nhất, việc sạc một cách liên tục khi pin đã đầy có thể gây nên hiện tượng phủ mạ chất lithium kim loại, làm giảm sự ổn định và có thể dẫn đến hỏng hóc và khởi động lại cả hệ thống. Thứ hai, việc để pin tại mức điện áp cao hơn khi đã đạt 100%, thì như chúng tôi đã đề cập ở trên. Thứ ba, việc sạc qua đêm hay một thời gian dài làm cho thiết bị nóng lên do giảm dòng điện hao phí.
Tốt nhất, bạn nên rút sạc khi điện thoại đã đạt 100% pin, chỉ thỉnh thoảng quay lại chu trình sạc để tăng lượng pin – hoặc ít nhất là giảm dòng điện sạc xuống một chút.
Trong nhiều trường hợp việc tắt nguồn điện thoại cũng không có khác biệt gì, chỉ có loại điện thoại LG V30 giảm cường độ dòng điện xuống dưới 20mA khi tắt nguồn nhưng vẫn cắm sạc. Hầu hết các loại điện thoại cường độ dòng điện đều dao động từ 200 đến 500 mA.
Khi lượng pin đạt 100%, chiếc điện thoại này vẫn giữ nhận cường độ dòng điện 200mA để luôn giữ cho pin đầy
|
Sử dụng chiếc điện thoại này làm tăng cường độ dòng điện định danh, tạo nên một chu kỳ mini trong pin.
|
Điểm cuối cùng rất đáng chú ý nữa đó là lượng tải nhiễu. Hiện tượng này xảy ra khi pin đang được sạc nhưng hao rất nhanh, như là khi người dùng vừa xem phim hoặc chơi game vừa sạc máy.
Tải nhiễu rất có hại cho pin bởi nó làm sai lệch chu kỳ sạc và có thể gây nên các chu kỳ mini, tại đó phần pin này liên tục xoay vòng chu kỳ và bị chết với tốc độ nhanh hơn phần còn lại của pin. Tệ hơn nữa, lượng tải nhiễu xảy ra khi một chiếc điện thoại được sạc đầy cũng tạo nên ứng suất điện áp cao hơn và làm nóng pin.
Cách tốt nhất để tránh hiện tượng lượng tải nhiễu đó là tắt nguồn thiết bị khi sạc. Tuy nhiên, thực tế hơn là luôn giữ lượng nạp tải rất nhẹ trong khi thiết bị được cắm sạc, để thiết bị tự chạy không. Phải rút sạc ngay khi pin đã đủ đầy.
Nhiệt độ nóng lên ảnh hưởng rất xấu đến tuổi thọ pin
Cùng với những nguyên nhân đã nói ở trên, thì nhiệt độ cũng là một yếu có ảnh hưởng không kém đến tuổi thọ pin. Ví dụ như điện áp cao, nhiệt độ cao gây ứng suất lên pin và làm cho pin mất dung lượng nhanh hơn rất nhiều khi giữ được ở nhiệt độ thấp.
Một viên pin được duy trì ở nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C sẽ vẫn duy trì được khoảng 85% dung lượng sau một năm sử dụng, thậm chí là thường xuyên được sạc từ 0 đến 100%. Dung lượng pin sẽ cao hơn nếu như người dùng sạc theo chu kỳ từng giai đoạn nhỏ. Tăng nhiệt độ lên 40 độ C thì dung lượng pin tụt xuống còn khoảng 65% sau một năm sử dụng, và lên đến 60 độ C thì chỉ sau 3 tháng dung lượng còn khoảng 65%.
Nhiệt độ lý tưởng để đạt tổi thọ pin sẽ đạt mức tối đa là từ 20 đến 45 độ C
|
Khoang chứa pin trong một trạng thái pin đầy đủ luôn phải chịu nhiệt độ cao là điều tai hại nhất đối với pin và là nguyên tắc hàng đầu người dùng phải tránh khi sạc điện thoại. Vì thế, không được để điện thoại dưới gối lúc sạc ban đêm hay cắm sạc và đặt máy trên bảng đồng hồ tốc độ của xe trong những ngày nắng nóng.
Công nghệ sạc nhanh cũng là một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi hiện nay, do dòng điện và điện áp cao hơn nên chắc chắn công nghệ này làm cho thiết bị nóng hơn trong khi sạc. Mặc dù công nghệ sạc nhanh chưa bao giờ được khuyến cáo là nên dùng để sạc đầy, thay vào đó, công nghệ này chỉ là một cách để người dùng sạc lại điện thoại một cách tiện lợi nhanh chóng thôi. Sạc điện thoại bằng sạc nhanh trong vòng 15 đến 20 phút không gây ra vấn đề gì quá lớn cho pin, tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo người dùng không nên sạc điện thoại bằng thiết bị sạc nhanh qua đêm.
Tóm lại công nghệ pin lithium-ion hiện nay được nhiều người biết khá rõ, tuy nhiên nhiều người vẫn mắc phải những thói quen xấu và những quan điểm sai lầm khi sạc điện thoại. Về trung hạn, tuy hầu hết những thói quen này không ảnh hưởng quá xấu đến tuổi thọ pin, nhưng về dài hạn người dùng nên thực hiện một số biện pháp để kéo dài tối đa tuổi thọ và dung lượng pin.
Tuy những loại pin điện thoại khác nhau có tốc độ lão hóa khá khác nhau, tùy thuộc vào cách chúng ta hay sạc, nhưng người dùng cần phải luôn ghi nhớ sạc điện thoại theo các chu trình sạc nhỏ (thời gian ngắn) và giữ cho điện thoại ở nhiệt độ mát mẻ.
Những bí quyết giúp kéo dài tuổi thọ pin:
Tránh sạc theo một chu trình đầy (tức là sạc từ mức 0 lên 100%) và tránh sạc qua đêm. Người dùng nên sạc điện thoại mỗi lần một ít.
Rút sạc khi pin đạt 80% sẽ tốt hơn là cứ bằng mọi giá sạc cho pin 100%.
Chỉ nên thỉnh thoảng mới sử dụng công nghệ sạc nhanh và không bao giờ sạc qua đêm bằng bộ sạc nhanh.
Nhiệt độ nóng lên là nguyên nhân làm pin chết nhanh nhất. Không được che phủ cái gì lên điện thoại khi sạc và tránh để những chỗ nóng khi sạc.
Tắt nguồn điện thoại khi sạc, hay chí ít là không được chơi game hay xem phim khi sạc để tránh các chu kỳ mini.