Số cà phê hiện đã già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh và cho sản lượng năng suất kém (< 1,5 tấn/ha).
Trong đó, hai địa phương có diện tích trồng tái canh và ghép cà phê cải tạo lớn nhất là Lâm Đồng với 7.313ha, đưa tổng diện tích trồng tái canh và ghép cải tạo lên 43.625 ha; và Đắk Lắk dự kiến trồng tái canh 3.479 ha, nâng tổng diện tích lên 19.125 ha.
Ngoài ra, theo thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các địa phương khác nên tiến hành quy hoạch lại diện tích, đánh giá lại sản lượng, chất lượng của các vườn trồng cà phê để có kế hoạch trồng tái canh hoặc chuyển sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn.
Ban chỉ đạo thường trực Tây Nguyên cũng có chỉ đạo yêu cầu các tỉnh phải có hướng dẫn các nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê thực hiện nghiêm túc quy trình trồng tái canh và ghép cải tạo, nhất là nhổ bỏ cây càphê già cỗi, sâu bệnh và áp dụng luân canh từ 2 đến 3 năm với các loại cây ngắn ngày, đồng thời, thực hiện tốt việc xử lý tuyến trùng, nấm bệnh trước khi trồng.
Đồng thời, các địa phương phải có kế hoạch giúp các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên sử dụng các giống cà phê vối mới như TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13, hạt lai đa dòng TRS1 để trồng tái canh và ghép cải tạo thay thế các giống cà phê cũ cho các vườn cà phê. Đây là những giống càphê mới đạt năng suất cao, chất lượng tốt, kháng cao với bệnh gỉ sắt, tăng khả năng tranh mặt hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Hiện tại, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), Chương trình Hợp tác Công tư (PPP), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nestlé Việt Nam cũng đã hỗ trợ cây giống, hạt giống cà phê lai TRS1 cho các nông hộ, nhất là các nông hộ tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa để trồng tái canh cà phê.
Ban chỉ đạo cũng yêu cầu nâng cao việc tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ để các hộ có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để vay vốn đầu tư đẩy nhanh tiến độ trồng tái canh càphê theo đúng tiến độ.
Theo đề án tái canh, từ năm 2014 đến năm 2020 các tỉnh Tây Nguyên tái canh 120.000ha càphê, trong đó, trồng tái canh 90.000ha, ghép cải tạo 30.000ha, trong đó, tỉnh Lâm Đồng có kế hoạch trồng tái canh nhiều nhất với trên 45.600ha, kế đến là tỉnh Đắk Lắk gần 30.000ha.