Các sứ mệnh không gian đáng mong đợi năm 2018

VietTimes -- Năm mới hứa hẹn tràn đầy những nhiệm vụ thú vị đến từ không gian. NASA đang chuẩn bị cho công cuộc chinh phục mới đến sao Hỏa, cũng như một thiết bị vũ trụ sẽ với sứ mệnh “chạm đến Mặt Trời”. Không chỉ NASA, ngành công nghiệp không gian thương mại cũng sẽ có một năm bận rộn, đặc biệt là chiếc tên lửa được mong đợi nhất - Falcon Heavy. Dưới đây là những sứ mệnh và cuộc thử nghiệm đáng mong đợi nhất 2018.
Ảnh minh họa: The Verge
Ảnh minh họa: The Verge

Tháng 1/2018: Khởi động Falcon Heavy

Các sứ mệnh không gian đáng mong đợi năm 2018 ảnh 1Nguồn ảnh: SpaceNews

Giám đốc điều hành SpaceX, Elon Musk đã công bố kế hoạch cho tên lửa khổng lồ Falcon Heavy vào năm 2011. Ban đầu, chiếc Falcon Heavy sẽ ra mắt vào cuối năm 2013, nhưng chuyến bay đầu tiên của  đã bị đẩy lùi lại sau đó. Tên lửa Falcon Heavy cao 70 mét, có thể tái sử dụng, gồm 3 lõi tăng tốc từ Falcon 9, mỗi lõi gồm 9 động cơ Merlin. Với sức mạnh như vậy, tên lửa này sẽ có lực đẩy bằng 18 chiếc Boeing 747 gộp lại, và mạnh gấp đôi so với chiếc tên lửa lớn thứ 2 trên thế giới. Vào tháng 7, Musk thừa nhận rằng kỹ thuật tên lửa gặp khó khăn hơn dự kiến.

Bây giờ, năm năm sau ngày thử nghiệm phóng tên lửa đầu tiên, chuyến bay của Falcon Heavy dường như sắp xảy ra. Musk đăng trên Tweet hình ảnh của tên lửa gần như đã được lắp ráp đầy đủ tại Cape Canaveral, Florida, nơi bắt đầu chuyến đi đầu tiên của nó. Elon Musk từng tuyên bố sẽ sử dụng Falcon Heavy để mang chiếc siêu xe Tesla Roadster màu đỏ mận của mình lên Sao Hỏa! Bây giờ tất cả những gì còn lại là kiểm tra tên lửa và sau đó là khởi động. SpaceX tuyên bố tất cả điều này sẽ xảy ra vào tháng Giêng. Bất cứ khi nào Falcon Heavy cất cánh khỏi mặt đất, đây bảo đảm sẽ là một trong những chuyến bay được theo dõi nhiều nhất trong nhiều năm.

Đầu năm 2018: Chạy khởi động Rocket Lab

Các sứ mệnh không gian đáng mong đợi năm 2018 ảnh 2Nguồn: Rocket Lab

Công ty tàu vũ trụ của Hoa Kỳ Rocket Lab vẫn đang thử nghiệm tên lửa đẩy Electron. Tên lửa này sẽ có khả năng đưa các sản phẩm, như vệ tinh lên quỹ đạo thấp. Các vệ tinh nhỏ sẽ được sử dụng để giám sát môi trường, hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ và cung cấp internet rẻ hơn. Công ty đã có một chuyến thử nghiệm vào tháng 5, mặc dù tên lửa chưa đạt được quỹ đạo. Rocket Lab dự định thực hiện chuyến bay thử thứ hai vào tháng 12 nhưng phải trì hoãn do điều kiện thời tiết xấu và một số rào cản kỹ thuật. Hiện giờ, công ty có kế hoạch ra mắt vào đầu năm 2018 và nếu chuyến bay kết thúc tốt đẹp, Rocket Lab có thể dừng các chuyến thử nghiệm và đi thẳng đến các sứ mệnh thương mại.

Rocket Lab ra mắt cơ sở riêng của mình trên một vách đá ở New Zealand. Và công ty cũng có kế hoạch livestream trực tiếp sứ mệnh này.

Ngày 31/3/2018: Hạn cuối cùng cho cuộc đua Google Lunar X Prize

Các sứ mệnh không gian đáng mong đợi năm 2018 ảnh 3Nguồn ảnh: XPrize

Giải thưởng "Google Lunar X Prize" trị giá 20 triệu USD của công ty tìm kiếm lớn nhất hành tinh sẽ trao cho tổ chức tư nhân đầu tiên đưa phi thuyền lên mặt trăng trước ngày 31/3/2018. Để giành chiến thắng, một con tàu vũ trụ robot phải bay và khám phá Mặt trăng. Nhóm đầu tiên đạt đến bề mặt Mặt trăng và hoàn thành tất cả các yêu cầu của cuộc thi trước thời hạn nhận được một khoản tiền khổng lồ trị giá 20 triệu USD.

Tuy nhiên, có vẻ như sẽ không có bất kỳ nhóm nào khởi động trước thời hạn. Hiện tại, còn 5 đội tham gia cuộc đua, những nhóm đã ký kết hợp đồng phục vụ cho việc phóng phi thuyền lên mặt trăng gồm có SpaceIL (Israeli), Moon Express (Mỹ), TeamIndus (Ấn Độ) HAKUTO (Nhật Bản), và Synergy Moon (đa quốc gia).

Tháng 3/2018: Khởi động tàu thám hiểm vũ trụ TESS

Các sứ mệnh không gian đáng mong đợi năm 2018 ảnh 4Nguồn ảnh: MIT

Vệ tinh thăm dò TESS chuyên săn lùng ngoại hành tinh của NASA, dự kiến được phóng lên quỹ đạo vào năm 2017. Giống như tàu thăm dò Kepler của Cơ quan Vũ Trụ, TESS sẽ được giao nhiệm vụ săn tìm các ngoại hành tinh trong các dải phổ hồng ngoại và ánh sáng thấy được. TESS sẽ nghiên cứu các ngôi sao trên toàn bộ bầu trời đêm, mở rộng phạm vi hạn chế của Kepler. Kế hoạch này là dành cho TESS để tìm ra các hành tinh gần Trái Đất nhất để các nhà thiên văn học có thể tìm ra loại khí quyển có khả năng tiếp nhận cuộc sống.

Tháng 4 - tháng 11: các chuyến bay thử nghiệm thương mại

Nguồn ảnh: BoeingNguồn ảnh: Boeing

Năm nay có thể là năm thử nghiệm đầu tiên của hai chiếc xe thuộc Chương trình Commercial Crew của NASA, sáng kiến của cơ quan vũ trụ để phóng các phi hành gia lên tàu vũ trụ riêng. Cả SpaceX và Boeing đều đang phát triển các loại khoang kín mang theo hành khách đến trạm không gian - Dragon Ranger và CST-100 Starliner. SpaceX dự kiến sẽ thực hiện một chuyến bay thử nghiệm không phi hành gia cho Dragon vào tháng 4, tiếp theo là cuộc thử nghiệm có phi hành gia đầu tiên vào tháng 8. Boeing nhắm mục tiêu vào tháng 8 cho một chuyến bay không phi hành đoàn cho Starliner và chuyến bay có phi hành đoàn vào tháng 11.

Các chuyến bay thử nghiệm ban đầu được lên kế hoạch cho năm 2017, tuy nhiên, nó có thể sẽ bị trì hoãn lại. Trên thực tế, Tổ chức chính phủ cho rằng phi hành gia có thể sẽ không bay trên các chuyến bay của SpaceX hoặc Boeing cho đến năm 2019. Elon Musk tự tin rằng công ty của ông sẽ chở theo người trên các chuyến bay vào năm 2018.

Ngày 5/5/2018: Khởi động tàu thăm dò sao Hỏa của InSight, NASA

Các sứ mệnh không gian đáng mong đợi năm 2018 ảnh 6Nguồn ảnh: NASA

Tàu vũ trụ InSight của NASA được thiết kế để hạ cánh trên bề mặt của sao Hỏa, nơi nó sẽ nghiên cứu bề mặt của Hành tinh Đỏ và tìm hiểu thế giới đã hình thành từ hàng tỉ năm trước. Sứ mệnh Insight ban đầu được thiết lập vào tháng 3/2016 nhưng đã bị trì hoãn trước đó vào tháng 12/2015 do lỗi rò rỉ tại buồng hút chân không chứa máy đo địa chấn SEIS.

NASA đã quyết định rời thời điểm phóng tàu thăm dò tới tháng 5/2018. Dự kiến tàu sẽ hạ cánh xuống bề mặt Sao Hỏa và ngày 26/11/2018.

Ngày 31/6 – 19/8: phóng tàu thăm dò Mặt trời Parker Solar Probe

Nguồn ảnh: Space.comNguồn ảnh: Space.com

Tàu thăm dò mặt trời Parker Solar Probe của NASA đang được ca ngợi là tàu vũ trụ đầu tiên "chạm" Mặt Trời, mặc dù nó sẽ không thực sự lao xuống bề mặt của mặt trời. Thay vào đó, nó sẽ bay cách  3,9 triệu dặm từ bề mặt mặt trời, bay qua các cạnh bên ngoài của bầu khí quyển của mặt trời với nhiệm vụ thu thập dữ liệu về cơ cấu đốt nóng tầng nhật hoa (corana)  khám phá vùng khí quyển bên ngoài của Mặt Trời, cung cấp những quan sát gần nhất về ngôi sao khổng lồ này. Từ đó giải đáp về cách thức vận hành của Mặt Trời nhằm giúp các nhà thiên văn học dự đoán được bão Mặt Trời và các hiện tượng bất thường tác động đến con người trên Trái Đất cũng như các nhà phi hành gia và vệ tinh.

Tháng 8/2018: Tàu trinh sát Osirix – Rex của NASA hạ cánh đến một tiểu hành tinh

Các sứ mệnh không gian đáng mong đợi năm 2018 ảnh 8

Vào tháng 9 năm 2016, NASA đã phóng tàu vũ trụ OSIRIS-Rex thăm dò và lấy mẫu từ một tiểu hành tinh mang tên Bennu. Các chuyến đi đến Bennu mất khoảng hai năm, mặc dù - vì vậy cuối cùng, vào tháng 8, tàu vũ trụ sẽ hạ cánh tại tiểu hành tinh. OSIRIS-REx sau đó sẽ sử dụng động cơ trên máy bay để tiến gần hơn và đi vào quỹ đạo xung quanh Bennu để thực hiện nghiệm vụ nghiên cứu và lấy mẫu kéo dài trong hai năm.

Tháng 10/2018: Triển khai Bepicolombo tới sao Thủy

Các sứ mệnh không gian đáng mong đợi năm 2018 ảnh 9

Dự án chung này giữa Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) với Cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA) có tổng chi phí 1,3 tỷ euro, với sự tham gia của 33 công ty thuộc 12 quốc gia Liên minh châu Âu (EU), cũng như các công ty đến từ Mỹ và Nhật Bản. BepiColombo sẽ là sứ mệnh đầu tiên của ESA đến hành tinh gần mặt trời nhất và ít được khám phá này. Tàu có thiết kế khác thường, gồm một phần phình ra chứa 2 tàu nhỏ - một của châu Âu và một của Nhật Bản được phóng vào tháng 10 và sẽ tới sao Thủy vào năm 2025. Một khi đã vào quỹ đạo, hai tàu này sẽ tách ra khỏi tàu mẹ khi đến sao Thủy và bay theo hai quỹ đạo khác nhau và phân tích sâu hơn những bí ẩn trên sao Thủy - từ từ trường của hành tinh đến bề mặt và cấu trúc của nó.

Ngày 26/11: Insight hạ cánh trên sao Hỏa

 Sau chuyến đi qua không gian, InSight sẽ đến sao Hỏa và hạ cánh trên bề mặt của nó vào ngày 26/11. Tuy nhiên, việc hạ cánh trên hành tinh Đỏ là khá khó khăn: Sao Hỏa có một tầng không khí rất mỏng, cung cấp ít đệm để giảm tốc độ tàu vũ trụ. Nhiều tàu vũ trụ khác khi hạ cánh trên sao Hỏa đã rơi vào tình trạng quá nhanh trong thời gian đổ bộ và tạo ra các miệng núi lửa mới trên bề mặt hành tinh, như Châu Âu và ExoMars của Nga vào năm 2016.

InSight sẽ sử dụng kết hợp dù và động cơ trên tàu để nhẹ nhàng hạ mình xuống bề mặt Sao Hỏa. Toàn bộ quá trình sẽ chỉ kéo dài bảy phút, và nếu nó thành công, tàu vũ trụ sẽ dành hai năm tiếp theo để nghiên cứu sao Hỏa và cấu trúc bên trong.