Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đề xuất chi 1 tỷ USD nhằm “xóa sổ” thiết bị của Huawei trên đất Mỹ

VietTimes -- Dự luật mới có tên Bipartisan được đề xuất bởi các nhà lập pháp Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ các nhà mạng không dây vừa và nhỏ thay thế các thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE vì lý do an ninh quốc gia.
Ảnh: PhoneArena
Ảnh: PhoneArena

Hiệp hội không dây nông thôn Hoa Kỳ, đại diện cho các nhà mạng có ít hơn 100.000 thuê bao, ước tính 25% thành viên của họ dùng thiết bị Huawei và ZTE cho biết sẽ tốn 800 triệu đến 1 tỷ USD để thay thế thiết bị của Trung Quốc.

Một hội đồng gồm một nhóm các nhà lập pháp của cả hai đảng đã đề xuất tạo ra một quỹ hỗ trợ lên tới 1 tỷ USD cho các nhà cung cấp dịch vụ không dây ở nông thôn vừa và nhỏ nhằm thay thế các thiết bị mạng của Huawei và ZTE. Các nhà lập pháp cho rằng các thiết bị của hai công ty viễn thông Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Trước đó, vào tháng 7, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) cũng đã phê duyệt một khoản hỗ trợ trị giá 700 triệu USD nhằm “xóa sổ” các thiết bị của Huawei nhằm tăng cường bảo mật cho chuỗi cung ứng mạng viễn thông của Mỹ.

Cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã cùng đưa ra một tuyên bố chung rằng dự luật mới này sẽ bảo vệ các mạng viễn thông của Hoa Kỳ khỏi các “đối tượng” bị nghi là gián điệp nước ngoài. Một phiêu điều trần liên quan đến vấn đề này sẽ được diễn ra trong vài ngày sắp tới.

Vào tháng 5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông bao gồm Huawei, ZTE do lo ngại rủi ro an ninh quốc gia. Theo sắc lệnh này, FTC sẽ làm việc cùng với các cơ quan chính phủ nhằm vạch ra một kế hoạch sản xuất vào tháng 10.

Huawei đã bị chính phủ Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen thương mại từ hồi tháng 5. Hoa Kỳ cáo buộc công ty Trung Quốc có các hoạt động gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và đi ngược lại lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ. Vào tháng 8, FTC đã bổ sung thêm 40 chi nhánh của Huawei vào danh sách đen thương mại của mình, nâng tổng số “thực thể” của Huawei bị Mỹ ngăn chặn vượt con số 100.

Theo tuyên bố này, các công ty Mỹ sẽ không được phép làm ăn với Huawei nếu không có giấy phép đặc biệt từ phía chính phủ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Huawei sẽ không được mua và sử dụng các công nghệ có xuất xứ Mỹ.

Vào tháng 4 năm 2018, FCC đã bỏ phiếu nhất trí đưa ra các quy tắc mới nhằm ngăn chặn việc sử dụng tiền từ chương trình của chính phủ để mua thiết bị hoặc dịch vụ từ các công ty gây ra mối đe dọa bảo mật cho các mạng truyền thông của Mỹ bao gồm Huawei. Đề xuất vẫn đang chờ xử lý.

Khoảng hơn chục nhà mạng viễn thông ở nông thôn Mỹ đang dùng thiết bị mạng của Huawei. Họ đang thảo luận với các đối thủ lớn nhất của Huawei là Ericsson và Nokia để thay thế.

Trong khi các công ty không dây lớn của Mỹ đã cắt đứt quan hệ với Huawei, một số nhà mạng nhỏ ở nông thôn vẫn phụ thuộc vào các thiết bị chuyển mạch và thiết bị rẻ tiền của Huawei và ZTE.

Theo SCMP