|
Hiện tại, ngân sách nhà nước đang thu không đủ chi |
Cũng theo báo cáo này, trong số 425,6 nghìn tỷ đồng tổng thu ngân sách bao gồm: thu nội địa đạt 343,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,8%, thu từ dầu thô 17,7 nghìn tỷ đồng,chiếm 32,5%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 63,0 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,6%.
Trong thu nội địa, một số khoản thu đạt khá so với dự toán: Thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt 70,6 nghìn tỷ đồng, bằng 49,2%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 68,7 nghìn tỷ đồng, bằng 43,2%; thuế thu nhập cá nhân đạt 32,2 nghìn tỷ đồng, bằng 50,6%; thuế bảo vệ môi trường 18,2 nghìn tỷ đồng, bằng 47,4%; thu tiền sử dụng đất 34,1 nghìn tỷ đồng, bằng 68,2%.
Bên cạnh đó, thu từ dầu thô và thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 6 tháng đầu năm đạt thấp chủ yếu do giá dầu thô, sản phẩm hóa dầu xuất khẩu giảm mạnh và tác động của việc tham gia các hiệp định thương mại tự do.
Báo cáo của Tổng cục thông kê cũng cho biết, Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2016 ước tính đạt 508,5 nghìn tỷ đồng, bằng 39,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 74,5 nghìn tỷ đồng, bằng 29,2%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể đạt 363,4 nghìn tỷ đồng, bằng 44,1%.
Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm, chi trả nợ và viện trợ đã đạt 68 nghìn tỷ đồng, bằng 43,8%
Trước đó, theo WB, nợ công của Việt Nam đã tiệm cận giới hạn 65% GDP và đến thời điểm VN cần cân nhắc thận trọng hơn trong chính sách tài khóa của mình. Dẫn chứng từ báo cáo của WB, mức nợ công hiện nay của VN là 62,5% GDP. Dự báo, trong năm 2016, nợ công của VN có thể tăng lên mức 63,8% GDP, năm 2017 tăng lên 64,4% và năm 2018 là 64,7% GDP.
Mới đây, ngày 3/6/2016, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 1011/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch vay trả nợ của chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2016.
Theo đó, phê duyệt kế hoạch vay của Chính phủ năm 2016 là 425 nghìn tỷ( bao gồm bù đắp bội chi là 254 nghìn tỷ đồng; phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư là 60 nghìn tỷ đồng; vay ODA, ưu đãi để cho vay lại là 43 nghì tỷ đồng; vay đảo nợ khoảng 95 nghìn tỷ đồng)
Về nguồn huy động, vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, vay từ Quỹ bảo hiểm xã hội và SCIC: 336 nghìn tỷ đồng; vay ODA 4.700 triệu USD
Cũng trong quyết định này, phê duyệt kế hoạch trả nợ của Chính phủ năm 2016 là 273,3 tỷ đồng. Trong đó: trả nợ trực tiếp của Chính phủ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 là 154 tỷ đồng; trả nợ vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại khoảng 24 nghìn tỷ đồng; đảo nợ khoảng 95 nghìn tỷ đồng.
Nhật Minh