Các đại biểu đặt câu hỏi
Đại biểu Phạm Thị Thanh Thủy, Thanh Hóa cho biết, nhiều cử tri băn khoăn trước thực trạng một số tập thể, cá nhân nhập khẩu hàng hóa không rõ nguồn gốc, giá rẻ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân và sản xuất trong nước. Trách nhiệm quản lý nhà nước và giải pháp của Bộ trưởng để khắc phục tình trạng trên?
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, An Giang: Ngoài 5 dự án thua lỗ lên đến nhiều nghìn tỷ thì thực tế còn bao nhiêu dự án. Liệu sau kỳ họp này có thêm một bản danh sách khác mà khiến nhân dân xót xa, đau đớn hay không?
Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, Bình Dương: Việc liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp, đến nay người nông dân vẫn bị bao vây bởi cảnh thiệt đơn thiệt kép khi bị thương lái nước ngoài lũng đoạn, ép giá. Trách nhiệm về vấn đề này như thế nào, để khắc phục tình trạng này thì Bộ trưởng cam kết gì để vấn đề này?
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Hà Nội đặt câu hỏi tình trạng buôn lậu diễn ra trên các tuyến đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng thủy, điển hình là ngà voi, đường... làm thất thu ngân sách, ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong nước. Trách nhiệm và giải pháp của Bộ trường về vấn đề này?
Đại biểu Hồ Thanh Bình, An Giang thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn lúng túng, bị động và bế tắc. Bộ trưởng có biện pháp nào để giải quyết tình trạng này?
Ông Bình cũng nêu quan điểm, việc có nên bảo hộ hay không bảo hộ hàng nông sản cần thận trọng. Ví dụ đối với con cá basa, Mỹ đã khởi kiện đối với vụ kiện cá basa. Đó là cách họ làm để bảo hộ nông sản trong nước. Ở Việt Nam ở trình độ sản xuất còn thấp nên việc theo đuổi ra sao cần phải xem xét.
Đại biểu Nguyễn Quang Dũng, Quảng Nam đặt câu hỏi ngành công nghiệp ôtô dù đã quy hoạch nhưng không thực hiện được. Vai trò của Bộ Công Thương trước thách thức hội nhập trong ngành này?
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & nông thôn Nguyễn Xuân Cường giải trình thêm:
Giải trình thêm tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Nông nghiệp & nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, phân hoá học sử dụng tới 9-10 triệu tấn khiến hàng nông sản không sạch, chất lượng không cao. "Tình trạng này kéo dài, giá hàng nông sản không thể cao được. Phải định hướng lại sử dụng phân bón hữu cơ", Bộ trưởng Cường quả quyết.
Vì thế, ông Cường nhấn mạnh, trong quản lý phân bón phải là định hướng phát triển phân bón hữu cơ để từng bước chuyển sang sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch.
Bất cập thứ 2 được Bộ trưởng Cường chỉ ra, khi áp dụng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chuyển cơ chế quản lý danh mục sang tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia... đã "đẻ" ra một số bất cập: cơ quan quản lý phải có một bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn, nên cần thời gian chứ không thể xây dựng một lúc có thể bao quát hết.
Bất cập thứ 3, mặt hàng phân bón phân chia 2 bộ quản lý: Bộ Nông nghiệp quản lý phân bón hữu cơ, còn phân bón vô cơ do Bộ Công Thương quản lý. Quản lý song trùng này vô tình tạo kẽ hơn, vì 1 cơ sở sản xuất kinh doanh cả 2 loại phân bón. Đây là khoảng trống, nếu hai bộ phối hợp không tốt sẽ là kẽ hỡ phát tác hoạt động gian dối.
Ông Cường đề nghị, nên tập trung về một mối quản lý thống nhất mặt hàng phân bón. Ngoài ra, tập trung sửa đổi các văn bản pháp luật quản lý phân bón phù hợp hơn với thực tế. Song song đó, ban hành bộ tiêu chuẩn quy chuẩn về quản lý chất lượng phân bón.
Chủ tịch Quốc hội Kim Ngân đề nghị sau phiên chất vấn này 2 bộ ngồi lại để thống nhất ngay quản lý mặt hàng này để "những phiên chất vấn sau đại biểu Quốc hội không còn phải kêu chuyện chồng chéo quản lý nữa".
Đồng tình với quan điểm của đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) về mở cửa thị trường xuất khẩu, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ, không chủ quan bởi thặng dư, dù chúng ta đang hội nhập, từng thị trường tính toán. Ví dụ, mở thị trường xuất khẩu con tôm nguyên sang Australia, thì đổi lại Việt Nam mở cửa cho phép nhập khẩu mặt hàng quả cherry... "Chấp nhận cuộc chơi bình đẳng, nhưng phải lựa chọn mặt hàng nào có lợi", Bộ trưởng Nông nghiệp cho hay.
Bổ sung thêm về nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, trong đó có mặt hàng ngô, Bộ trưởng Nông nghiệp cho hay, chủ yếu nhập khẩu mặt hàng cho phát triển chăn nuôi. Ngô ở 1 số nước như Mỹ có lợi thế giá rẻ, nên doanh nghiệp trong nước có sự lựa chọn. Nhưng tới đây để chủ động thì một số vùng như đồng bằng sông Cửu Long phải chuyển đổi cây trồng, từ lúa sang trồng ngô chẳng hạn, để phát triển sản xuất nông nghiệp.
-
Về xuất khẩu nông sản, xả lũ thuỷ điện An Khê - Kanak
Trả lời câu hỏi của ông Đặng Ngọc Nghĩa về xuất khẩu nông sản, ông Tuấn Anh cho hay, Việt Nam phải mở cửa thị trường với các nước đã ký cam kết hội nhập, ngược lại. Cho dù đó là gà, thịt lơn, ngô.... hoặc các sản phẩm khác thì tuân theo cam kết vẫn phải mở cửa thị trường và tiếp tục điều chỉnh thuế suất với các sản phẩm này. Tất nhiên bên cạnh đó vẫn có những hàng rào kỹ thuật để đảm bảo an toàn thực phẩm. "Quan điểm thị trường không cho phép chúng ta tiếp tục bảo hộ sản phẩm trong khuôn khổ cam kết hội nhập", ông Tuấn Anh nói và thừa nhận, có những ngành như mía đường do tiếp tục bảo hộ và nay đã bộc lộ khó khăn. Lĩnh vực đại biểu nêu không phải là lĩnh vực Việt Nam đóng cửa, bảo hộ nhập khẩu.... Quan điểm của Bộ Công Thương và cá nhân Bộ trưởng vẫn là tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Thừa nhận chính sách của Bộ chưa bao quát hết cho phát triển công nghiệp quốc gia, Bộ trưởng Tuấn Anh xin ghi nhận để nghiên cứu, bổ sung thêm.
Liên quan tới Nghị định 45 về khuyến công, Bộ trưởng Công Thương xin ghi nhận ý kiến đại biểu, xác minh làm rõ thực tế mà đại biểu phản ánh. Sau khi có kết quả Bộ sẽ đưa ra giải pháp cụ thể, báo cáo Quốc hội.
Xả lũ thuỷ điện An Khê - Kanak ảnh hưởng tới Phú Yên, ông Tuấn Anh xin báo cáo lại đại biểu bằng văn bản cho rõ.
Trả lời ý kiến đại biểu Đức Kiên về tổng sơ đồ 7, dự án điện Long Phú 1 trong quá trình thực hiện có vướng mắc nên chậm tiến độ, "chậm này ngay từ quá trình đầu tư chứ không phải khi triển khai".
-
Bộ trưởng trả lời về dự án thép Cà Ná:
Bộ trưởng lý giải, trữ lượng quặng sắt của Việt Nam là 1,5 tỷ tấn nhưng hàng năm Việt Nam cũng phải nhập khẩu khoảng 3 tỷ USD các sản phẩm sắt thép, dự kiến sẽ tăng lên khoảng 15 tỷ USD mỗi năm.
Hiện nay thép thô để phục vụ các nhu cầu của nên kinh tế Việt Nam chưa có. Quy mô các dự án thép còn ở mức nhỏ. Mỏ sắt Thạch Khê có thể đóng góp khoảng 0,3-0,4% điểm GDP. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đảm bảo lượng thép thô nhất định để phát triển công nghiệp cơ bản, quốc phòng. Đây cũng là quan điểm của Chính phủ.
"Tất nhiên tôi khẳng định một lần nữa chúng ta không đánh đổi môi trường để lấy những dự án công nghiệp bằng mọi giá. Tôi cũng khẳng định một lần nữa không có lợi ích nhóm ở đây", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Vị tư lệnh ngành Công Thương cũng khẳng định, các quy hoạch được làm đầy đủ quy trình thủ tục. Dự án Thép Cà Ná được phê duyệt từ lâu nhưng về sau chủ đầu tư cũ không đảm bảo tài chính nên bị loại ra khỏi quy hoạch. Đến cuối năm 2015 Tập đoàn Tôn Hoa Sen đã xin chủ trương đầu tư. Bộ Công Thương căn cứ yêu cầu và dựa trên sự làm việc.
"Tôi xin báo cáo Quốc hội đây mới là điều chỉnh về quy hoạch, chứ không phải dự án đầu tư đã được phê duyệt. Dự án đã được xem xét cẩn trọng và đầy đủ quy trình và đã được phê duyệt về quy hoạch. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng giao Bộ, ngành để xem xét các vấn đề khác sẽ được xem xét thẩm định, phê duyệt thì khi đó dự án mới có hiệu quả về mặt pháp lý", ông Tuấn Anh cho hay.
-
Bộ trưởng trả lời:
-
Sau 7 đại biểu đặt câu hỏi, vẫn còn 17 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Công Thương
Bộ trưởng Công Thương tiếp tục trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu: Về rà soát các công trình đầu tư kém hiệu quả, ông khẳng định sẽ có đánh giá tổng hợp toàn diện về tính khả thi, tồn tại vướng mắc... của các dự án để có hướng xử lý. Bộ Công Thương sẽ cùng các ngành làm rõ, tổng hợp phương án xử lý cụ thể theo chỉ đạo của Thủ tướng và báo cáo Quốc hội sau.
Ông Tuấn Anh khẳng định, trách nhiệm con người trong quản lý Nhà nước, quản trị doanh nghiệp cũng cần làm rõ.
Vai trò quản lý Nhà nước, bản thân Bộ đang chủ động đánh giá lại chất lượng quản lý Nhà nước, xây dựng chính sách. "Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật cũng còn nhiều vấn đề, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, xã hội. Đây cũng là vấn đề ưu tiên của ngành trong nhiệm kỳ công tác này", Bộ trưởng Tuấn Anh thừa nhận.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn.Ảnh: Giang Huy |
Cân bằng quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc để hạn chế nhập siêu, ông Tuấn Anh chia sẻ, cách duy nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới mô hình tăng trưởng, các chính sách phải hướng theo các nguyên tắc này.
"Quan điểm của Việt Nam là đối tác nước láng giềng, chúng ta có lợi thế nhất định, phải tiếp tục khai thác những tiềm năng cơ hội này", ông nói. Cụ thể, tiếp tục khai thác thị trường rộng lớn Trung Quốc, như mặt hàng trái cây, rau quả xuất sang Trung Quốc.... Lượng xuất khẩu nhiều nhưng bền vững hay chưa, cũng cần đánh giá lại.
Đại biểu đặt câu hỏi:
Đại biểu Nguyễn Tạo, Lâm Đồng: Với trách nhiệm là tư lệnh ngành có giải pháp sao để chấn chỉnh việc đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước nhằm tránh tình trạng thất thoát vốn.
Vấn đề bảo hộ doanh nghiệp trong nước. Quan hệ kinh tế Việt Nam và Trung Quốc ngày càng sâu rộng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo Bộ trưởng cần có giải pháp đột phá gì?
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền, Phú Yên đặt câu hỏi: Sự cố Formosa vừa xảy ra, Bộ đã phê duyệt ngay dự án thép Cà Ná mặc dù có nhiều ý kiến phản đối. Có hay không việc xuất hiện lợi ích nhóm trong việc phê duyệt dự án? Có hay không chuyện Bộ chạy theo doanh nghiệp để làm dự án, bất chấp việc hủy hoại môi trường và đánh đổi cuộc sống của người dân?
Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên Huế) đề nghị cho biết việc cho phép nhập khẩu các mặt hàng nông sản có ảnh hưởng gì tới sản xuất trong nước. Ông cũng gửi câu hỏi này tới Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường. Ông Nghĩa cũng cho rằng, phải chăng Việt Nam đang thiếu chiến lược phát triển hàng tiêu dùng, máy nông nghiệp?
Đại biểu Đặng Xuân Phương (Đăk Lăk) cũng đề cập tới câu chuyện phân bón giả, thu lợi bất chính. Nhắc lại chính sách về khuyến công tại Nghị định 45/2015, ông Xuân Phương đặt câu hỏi: Đây chính là nguyên nhân khiến "nở rộ" sản xuất phân bón giả, hoá chất kém chất lượng trong sản xuất nông nghiệp? Bộ Công Thương có giải pháp gì khắc phục?
Đại biểu Phan Anh Khoa (Phú Yên) đề nghị Bộ trưởng Tuấn Anh giải trình thêm về xả lũ thuỷ điện An Khê - Kanak, liên quan tới xả nước xuống vùng hạ du, trong đó có Phú Yên. "Bộ trưởng nói trước khi xả lũ có báo chính quyền địa phương, nhưng thực tế Ban phòng chống lụt bão Phú Yên không biết, nên tỉnh gánh chịu hậu quả lớn. Trách nhiệm của Bộ tới đâu?", đại biểu Anh Khoa hỏi.
-
Bộ trưởng trả lời câu hỏi
Bộ trưởng thừa nhận có sự tồn tại những sai phạm và vi phạm trong hoạt động kinh doanh phân bón, đặc biệt là phân bón giả, kém chất lượng. Bộ Công Thương đã tổ chức, kiểm tra trong tháng 5 và tháng 6 đã có phát hiện một số vi phạm trong chứng nhận và sản xuất phân bón nên đã ban hành quyết định rút giấy phép. Biện pháp trước mắt là sắp tới là sẽ hoàn thành sớm về quy chuẩn, phân cấp về quản lý tại các địa phương, xem xét trách nhiệm, chính quyền địa phương và kinh doanh phân bón.
Về các dự án làm thất thoát vốn nhà nước, Bộ trưởng cho rằng cần út kinh nghiệm từ những dự án lớn để xây dựng quy trình đảm bảo trong quản trị vốn nhà nước, đảm bảo hiệu quả phát triển kinh tế ngành. Tôi cũng đồng tình với quan điểm của đại biểu về việc các Bộ, ngành phải phối hợp quản lý các dự án đầu tư đó.
Với bán hàng đa cấp, thực tế đã được cấp phép khi Việt Nam gia nhập WTO và đã được thắt chặt hơn nhưng gần đây bộc lộ một số vấn đề về quản lý Nhà nước. Có 3 nguyên nhân là khuôn khổ pháp lý còn chưa chặt chẽ, phối hợp quản lý chưa tốt và thứ 3 là bán hàng đa cấp có sức hấp dẫn lớn thông qua việc quảng cáo. Năm 2015 Bộ Công Thương nhận thấy nhiều bất cập nên đã tăng cường kiểm tra, phát hiện hàng loạt doanh nghiệp còn có hiện tượng gian dối, thu lợi bất chính. Đầu năm 2016 xây dựng 2 chỉ thị để tăng cường kiểm tra bán hàng đa cấp tại địa phương, Do đó, từ 67 doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã rút giấy phép của 25 đơn vị và xử phạt 14 đơn vị. Bộ Công Thương cũng đề xuất Chính phủ sửa đổi một số văn bản pháp luật.
Thực tế qua phản ánh của đại biểu thì việc điều hoà nước trên sông Thu Bồn cũng gây phản ứng của người dân địa phương, do chưa có thông tin cụ thể Bộ trưởng Công Thương xin phép phản hồi sau khi kiểm tra, rà soát lại.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) về phát triển công nghiệp ôtô: trong chiến lược phát triển công nghiệp ôtô, công nghiệp phụ trợ của Bộ Công Thương (từ Luật tới Nghị định về công nghiệp hỗ trợ) đã phối hợp với các bộ, ngành để thể chế hoá các chính sách, như về sắc thuế đưa ra những tính toán cân đối chung, đảm bảo yêu cầu hài hoà nền kinh tế, bảo hộ một cách chính đáng ngành sản xuất ôtô trong nước.
Về quan điểm phát triển của ngành công nghiệp cơ khí, Bộ mong muốn có chính sách thuế đảm bảo cho ngành này phát triển, nhất là sắc thuế nhập khẩu với các linh kiện mà không trước không sản xuất được. "Bộ sẽ tiếp tục lắng nghe, nghiên cứu và phối hợp với Bộ Tài chính để đưa ra những sắc thuế phù hợp hơn thời gian tới", Bộ trưởng Tuấn Anh nói.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyệt về phát triển điện năng, Bộ trưởng Tuấn Anh nhấn mạnh lại quan điểm của Chính phủ phải phát triển năng lượng đảm bảo phục vụ cuộc sống người dân, tốc độ tăng trưởng điện lực phải đảm bảo theo tăng trưởng GDP, hướng tới phát triển bền vững và trên nền tảng năng lượng xanh, sạch. Căn cứ trên các nguồn năng lượng khác nhau (điện tái tạo, điện nhập khẩu...) đều là các phương án cần xây dựng trên khung tổng thể chung, theo đúng nguyên tắc Chính phủ chỉ đạo. Trong sơ đồ phát triển điện năng thì điện tái tạo sẽ có vai trò quan trọng, song phải tính toán trên nền tảng khả năng của nền kinh tế. Song song đó sẽ tiếp tục phát triển nguồn năng lượng truyền thống là thuỷ điện, nhiệt điện than ... trong đó lưu ý tới vấn đề sử dụng công nghệ mới, xử lý vấn đề môi trường, xử lý chất thải ...
-
Các đại biểu tiếp tục đặt câu hỏi:
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Ninh Thuận cho rằng, thiệt hại từ phân bón giả và kém chất lượng là rất lớn. Vừa qua Bộ Nông nghiệp phát hiện phân bón hữu cơ giả và xử lý, nhưng Bộ Công Thương chưa xác định được mức độ sai phạm của phân bón vô cơ. Bộ trưởng cho rằng trong lúc này cần có biện pháp gì? Đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tham gia trả lời để có câu sâu sắc
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Quảng Bình: Sau 5 dự án lớn đắp chiếu và thất thoát hàng nghìn tỷ nói trên thì còn bao nhiêu dự án nhỏ, đầu tư thất thoát vốn?
Tình trạng bán hàng đa cấp thì vai trò, trách nhiệm của Bộ Công Thương ở đâu mà mãi sau này mới phát hiện và xử lý?
Đại biểu Nguyễn Chiến, Hà Nội: Thưa Bộ trưởng, tại báo cáo gửi Chính phủ về kiểm tra vận hành xả lũ, Bộ Công Thương khẳng định quy trình xả thủy điện Hố Hô là đúng quy trình vận hành hồ chứa. Tuy nhiên, tại báo cáo này, Bộ cũng báo cáo, Hố Hô chưa đảm bảo quy trình thông tin. Như vậy khi chủ đập thủy điện thì tại sao Bộ Công Thương vẫn kết luận là đúng quy trình? Trong khi đó, báo cáo trước đây đều Bộ Công Thương có trách nhiệm gì đối với tập thể, cá nhân có liên quan và trách nhiệm gì trong việc xây dựng quy trình mang tính trên giấy để ảnh hưởng nhiều đến đời sống nhân dân, thiệt hại lớn?
Đại biểu Nguyễn Bá Sơn, Đà Nẵng người dân Đà Nẵng chủ yếu sử dụng nguồn nước từ sông Vu Gia. Tuy nhiên, từ 2012 đến nay thì cạn kiệt nguồn nước tại đây, và hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân là thủy điện Đakmi 4 lấy dòng chảy từ đây, đồng thời tình trạng dòng chảy theo quy định của Chính phủ nên gây ra tình trạng xâm nhập mặn và không quan tâm đến lợi ích của người dân. Bộ trưởng sẽ xử lý vấn đề này như thế nào?
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, TP HCM: Bộ trưởng làm gì để bảo hộ hợp pháp cho doanh nghiệp trong nước, tránh tình trạng Việt Nam trở thành thị trường béo bở của các nước khác, hàng hóa giá rẻ, kém chất lượng?
Đại biểu Vũ Thị Nguyệt, Hưng Yên: Trước đây, Bộ Công Thương từng đưa ra chiến lược phát triển điện hạt nhân, thủy điện.... Tuy nhiên, gần đây, nhiều dự án vừa và nhỏ bị đưa ra khỏi quy hoạch. Vậy trách nhiệm của Bộ trưởng về việc nhiều dự án điện bị loại bỏ khỏi quy hoạch và Bộ trưởng làm gì để cân đối nguồn điện trong thời gian gần đây.
-
Bộ trưởng hồi đáp phần tranh luận của đại biểu
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh giải thích "có thể phần trả lời của ông trước đó bị cuốn theo mạch suy nghĩ nên chưa bao quát hết nội dung đại biểu hỏi".
Quá trình đánh giá cụ thể, nguyên nhân và trách nhiệm của từng bộ phận trong các dự án thua lỗ nghìn tỷ thì cần thời gian. Về điều này, ông Tuấn Anh cho biết, không chỉ riêng Bộ Công Thương mà còn các bộ, ngành khác cùng tham gia đánh giá, để không xảy ra tình trạng tương tự.
Theo quy định thì các bộ, ngành Nhà nước trước năm 2012 tham gia quản lý về chiến lược, quy hoạch của ngành, tham gia tham mưu Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Chia sẻ trước lo lắng của đại biểu, nhưng ông Tuấn Anh cho hay, sau 2012 quy định pháp lý đã chặt chẽ hơn nên đảm bảo xem xét được rõ trách nhiệm của các bộ chủ quản trong quản lý doanh nghiệp, dự án đầu tư của doanh nghiệp. Vì thế, như dự án Đạm Ninh Bình, sẽ làm rõ được trách nhiệm các bên, làm sai tới đâu, xử lý thế nào...."Chúng tôi cần có thời gian hoàn tất những công việc này, báo cáo Chính phủ phương án xử lý dứt điểm và sẽ báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp sau", ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Riêng ý kiến của đại biểu Kim Thuý, Bộ trưởng Tuấn Anh xin trả lời bằng văn bản.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ có báo cáo cụ thể đánh giá nguyên nhân, trách nhiệm các bên liên quan về các dự án thua lỗ nghìn tỷ này. Bà cũng yêu cầu Bộ Công Thương chấn chỉnh ngay, không để tái diễn tình trạng xả lũ thuỷ điện Hố Hô.
-
Các đại biểu tranh luận
Ngay sau phần giải trình được đánh giá là "trôi chảy" của Bộ trưởng Công Thương, hai đại biểu giơ biển xin tranh luận với nhận xét là Bộ trưởng chưa đi thẳng vào nội dung câu hỏi.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh cho rằng câu trả lời về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đến đâu, trách nhiệm quản trị doanh nghiệp ở đó ra sao? Tôi rất lo ngại khi nghe Bộ trưởng báo cáo về tình trạng quản lý đầu tư của một số dự án là Bộ cho chủ trương, còn lại khoán trắng, buông lòng cho doanh nghiệp tự quyết, tự tổ chức đầu tư, đến khi thua lỗ thì lại báo Chính phủ giải quyết.
Đại biểu Kim Thuý cũng thấy chưa thuyết phục với phần trả lời của Bộ trưởng Tuấn Anh. Bà lấy ví dụ theo cam kết trước đây Bộ Công Thương đưa ra kiến nghị xin giãn đầu tư hồ chứa bùn đỏ vì độ an toàn quá cao. "Căn cứ trên cơ sở nào để Bộ đưa ra đề xuất này?", bà Thuý hỏi và nói, Bộ trưởng nếu chưa chuẩn bị kịp tài liệu thì có thể gửi trả lời bằng văn bản tới đại biểu.
Trong khi, bà Dung thẳng thắn nói chưa bằng lòng với câu trả lời của Bộ trưởng. Việc xả lũ và xả lũ bất ngờ tại Hà Tĩnh, Gia Lai đều không biết. Trước đây tôi từng chất vấn nhưng đến nay ngày càng nghiêm trọng hơn. Trước khi xả lũ, 5 giờ chiều người dân mới biết. "Câu hỏi đặt ra Bộ trưởng sẽ xử lý vi phạm đó như nào để tình trạng này không tái diễn", bà Dung nhấn mạnh.
-
Về tình trạng phân bón giả
Bộ trưởng cho rằngcó vấn đề rất lớn liên quan đến quản lý nhà nước về thị trường phân bón. Hiện nay, phân bón vô cơ thì giao Bộ Công Thương quản lý nhưng phân hữu cơ lại Bộ Nông nghiệp. Trong bối cảnh phân bón do 2 cơ quan quản lý và nhiều loại phân khác dẫn đến tình trạng chồng chéo nên hiệu quả và hiệu lực quản lý. Thứ 2 có một tình trạng là thị trường đang có quá nhiều loại phân bón. Bộ Nông nghiệp đang quản lý hơn 5.000 loại, Bộ Công Thương là hơn 5.700 nên khó quản lý. Ở những quốc gia khác cũng chỉ có trên 100 lượng phân bón đang lưu hành.
Để khắc phục đã có nhiều đợt phối hợp làm việc và đề xuất Chính phủ giao việc quản lý cho một cơ quan duy nhất. Cùng với đó là việc hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý về chất lượng phân bón. Bộ Công Thương đang xây dựng và hoàn chỉnh bộ quy chuẩn quốc gia về phân bón.
-
Có thể bán hoặc tuyên bố phá sản với 5 dự án nghìn tỷ
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương đã có đánh giá sơ bộ về 5 dự án đầu tư từ 2008 đến nay trong nhiều lĩnh vực: xơ sợi, xăng sinh học, gang thép... Từng lĩnh vực và dự án cụ thể đều có phân tích theo tính chất đặc thù của ngành nên đánh giá chung thì rất khó.
Các dự án này đều có chủ tưởng đầu tư kéo dài quá thời hạn so với được phê duyệt. Như dự án Đạm Ninh Bình không những kéo dài quá trình đầu tư, mà giờ cũng không tất toán được đầu tư dù đã đi vào vận hành.
Các dự án này cũng có điểm chung là thị trường thế giới biến động: dầu thô từ mức hơn 100 USD một thùng tới hơn 170 USD một thùng, hiện nay chỉ còn trên dưới 40 USD một thùng... đã ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của dự án. Dự án xơ sợi Đình Vũ không thể cạnh tranh nổi với các dự án đầu tư của nước ngoài có giá thành rẻ hơn.
Sự hạn chế nguồn nhân lực và điều kiện triển khai nên nhiều dự án kéo dài. Quá trình triển khai đòi hỏi phải có sự can thiệp của các cơ quan quản lý, nhưng sự can thiệp này cũng không đem lại hiệu quả vì nhiều lý do...
"Vì thế các dự án này hiện nay hiệu quả kinh tế đều không còn, dù có vận hành thương mại cũng không đủ cạnh tranh, thậm chí nhiều dự án doanh thu không đủ bù chi phí", ông Tuấn Anh cho biết.
Đề cập giải pháp với các dự án này, Bộ trưởng Tuấn Anh cho rằng phải đảm bảo mục tiêu bảo toàn vốn, bảo vệ lợi ích tài sản, Nhà nước. Các giải pháp cũng phải phù hợp nguyên tắc thị trường và cam kết quốc tế.
"Có thể tính tới bán dự án, thậm chí tuyên bố phá sản nếu cần thiết", ông nói và cho biết thêm, Bộ đã báo cáo Chính phủ và sau cuộc họp này Chính phủ sẽ đưa ra quyết định cụ thể.
Về trách nhiệm của các bên liên quan trong đầu tư, quản lý và vận hành các dự án này, ông Anh cho rằng không loại trừ có sự cố tình làm sai. "Các hành vi vi phạm pháp luật và cố tình làm sai trong quản trị, quản lý các dự án sẽ bị xử lý nghiêm, thậm chí có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự", Bộ trưởng Tuấn Anh khẳng định.
-
Các đại biểu đặt câu hỏi
Điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc các đại biểu đặt câu hỏi ngắn gọn, thẳng vào trọng tâm.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) đặt câu hỏi: Đề nghị Bộ trưởng làm rõ những sai phạm trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dẫn đến các siêu dự án không đạt hiệu quả kinh tế?
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) nhắc lại lo lắng của dư luận về tình trạng ô nhiễm môi trường tại dự án bôxit Tây Nguyên. Bà Thúy đề nghị Bộ trưởng Tuấn Anh đánh giá những cam kết giải trình của người tiền nhiệm và cam kết giải quyết ra sao?
Đại biểu Võ Đình Tín (Đăk Nông) nêu tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là phân bón tác động đến phát triển nông nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường. Làm hàng nhái nhưng bán giá thấp, áp dụng khuyến mại. Gần 40.000 vụ vi phạm phân bón giả, kém chất lượng nhưng vẫn chưa thấm vào đâu so với thực tế.
-
Ba vấn đề chất vấn
Phiên chất vấn bắt đầu lúc 8h30 với bài phát biểu ngắn của Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh. Nhận thấy trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân giao phó, ông cam kết Bộ sẽ thực thi tốt chức năng quản lý Nhà nước, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
Có 22 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
Ba nội dung người đứng đầu ngành công thương phải làm rõ trước các đại biểu gồm: dự án đầu tư nghìn tỷ đồng vốn Nhà nước nhưng thua lỗ, lãng phí; kiểm soát bán hàng đa cấp, quản lý thị trường, giải pháp củng cố hệ thống bán lẻ và chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô…
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội.Ảnh: VGP
Theo VNE
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh là thành viên Chính phủ đầu tiên trả phiên chất vấn. Ông phát biểu nhận cương vị Bộ trưởng Công Thương hơn 7 tháng, Bộ Công Thương là bộ đa ngành, đa lĩnh vực... Là Bộ trưởng đứng đầu một ngành, ông Trần Tuấn Anh nhận thấy trách nhiệm của mình trước những vấn đề, lĩnh vực mà Đảng, nhân dân giao phó.
Bộ trưởng Tuấn Anh hứa sẽ cung cấp đầy đủ, rõ ràng những nội dung các đại biểu Quốc hội đề cập trong phiên chất vấn. Những nội dung có sự liên quan tới các bộ ngành, Bộ sẽ xin tiếp thu để trả lời bằng văn bản gửi tới các đại biểu Quốc hội. Có 22 đại biểu Quốc hôi đăng ký chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
Khai màn, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) nêu câu hỏi với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Báo cáo tới Quốc hội về nguyên nhân của những siêu dự án do Nhà nước đầu tư, Bộ Công Thương quản lý, Bộ trưởng đã chỉ rõ không loại trừ có những hành động. Tôi hiểu có sai phạm trong quản lý điều hành, quản trị doanh nghiệp. Ông đề nghị Bộ trưởng Công Thương làm rõ những sai phạm này, đâu là trách nhiệm của các cơ quan quản trị doanh nghiệp và quản lý Nhà nước? Bộ trưởng có kiến nghị gì để không lặp lại tình trạng "con voi chui lọt lỗ kim" như vừa qua?
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) nhắc lại lo lắng của dư luận và đại biểu về tình trạng ô nhiễm môi trường tại dự án bô xit Tây Nguyên. Bà Kim Thuý đề nghị Bộ trưởng Công Thương đánh giá những cam kết giải trình của người tiền nhiệm trước đây như thế nào và cam kết giải quyết ra sao?
Đại biểu Võ Đình Tín (Đăk Nông) đặt câu hỏi: Hiện nay tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là phân bón tác động đến phát triển nông nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường. Làm hàng nhái nhưng bán giá thấp, áp dụng khuyến mại. Gần 40.000 vụ vi phạm phân bón giả, kém chất lượng nhưng vẫn chưa thấm vào đâu so với thực tế. Giải pháp về vấn nạn này như thế nào, trách nhiệm thuộc về tổ chức cá nhân nào?
Trả lời câu hỏi của Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình), Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương đã có đánh giá sơ bộ gửi tới các đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên ông thấu hiểu các đại biểu cần biết thêm nhiều thông tin hơn nữa. 5 dự án này được đầu tư từ năm 2008 đến nay trong nhiều lĩnh vực: xơ sợi, xăng sinh học, gang thép... Trong từng lĩnh vực và dự án cụ thể đi sâu phân tích, theo tính chất đặc thù của ngành, dự án có nhiều nguyên nhân khác nhau, nên đánh giá chung tổng thể thì rất khó.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tuấn Anh bổ sung thêm: các dự án này đều có chủ tưởng đầu tư kéo dài quá thời hạn so với được phê duyệt. Như dự án Đạm Ninh Bình không những kéo dài quá trình đầu tư, nhưng tới giờ cũng không tất toán được đầu tư dù đã đi vào vận hành.
Các dự án này cũng có điểm chung là thị trường thế giới có biến động: dầu thô từ mức hơn 100 USD một thùng tới hơn 170 USD một thùng, hiện nay chỉ còn trên dưới 40 USD một thùng... đã ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của dự án. Nên các dự án Xơ sợi Đình Vũ không thể cạnh tranh nổi với các dự án đầu tư của nước ngoài có giá thành rẻ hơn.
Chính sự hạn chế nguồn nhân lực và điều kiện triển khai nên nhiều dự án kéo dài, dự án thực hiện không đúng theo hợp đồng. Trong quá trình tham gia triển khai thực hiện thì đòi hỏi phải có sự can thiệp của các cơ quan quản lý, nhưng sự can thiệp này cũng không đem lại hiểu quả vì nhiều lý do....
"Vì thế các dự án này hiện nay hiệu quả kinh tế đều không còn, dù có vận hành thương mại cũng không đủ cạnh tranh, thậm chí nhiều dự án doanh thu không đủ bù chi phí", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Các giải pháp của các dự án này, theo Bộ trưởng Tuấn Anh phải đảm bảo mục tiêu bảo toàn vốn, bảo vệ lợi ích tài sản, Nhà nước trong các dự án này. Các giải pháp xử lý cũnh phải phù hợp với nguyên tắc thị trường và cam kết quốc tế. "Có thể tính tới bán dự án, thậm chí tuyên bố phá sản, ... nếu cần thiết", ông nói. Người đứng đầu ngành công thương nói thêm, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành báo cáo Chính phủ. Cụ thể Gang thép Thái Nguyên, dự án Xơ sợi Đình Vũ, dự án nhiên liệu xăng sinh học .... Bộ đã có giải pháp báo cáo Chính phủ và sau cuộc họp này Chính phủ sẽ họp, đưa ra quyết định cụ thể.
Về trách nhiệm của các bên liên quan trong đầu tư, quản lý và vận hành các dự án này..... trách nhiệm nếu cố tình làm sai, có thể bị truy tố, xét xử.
Về trách nhiệm của các bên liên quan trong đầu tư, quản lý và vận hành các dự án này, ông Tuấn Anh cho biết, không loại trừ có sự cố tình làm sai trong quản trị doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp... Do các dự án có tính chất đặc thù khác nhau, nhưng dù một số dự án đã có kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính, Bộ Công Thương... cơ quan quản lý sẽ tập hợp và báo cáo Chính phủ. "Tuy nhiên, với các hành vi vi phạm pháp luật và cố tình làm sai trong quản trị, quản lý các dự án trên... sẽ bị xử lý nghiêm; thậm chí có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự", Bộ trưởng Tuấn Anh khẳng định.
Trước đó, tại phiên thảo luận hội trường về kinh tế xã hội ngày 3/11, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, ngoài 5 dự án nêu trên còn một số dự án khác cũng đứng trước nguy cơ mất vốn nếu không có giải pháp ngăn chặn kịp thời. Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc ngày 20/10 nêu 5 dự án trực thuộc các đơn vị của Bộ Công Thương được đầu tư hàng chục nghìn tỷ vốn Nhà nước nhưng đang “đắp chiếu”, lãng phí.